Tìm kiếm
-
-

Bạn đánh giá webssite của bệnh viện như thế nào?
Các nghiên cứu gần đây về triệu chứng âm tính và dương tính trong bệnh tâm thần phân liệt
Ngày cập nhật 28/09/2015

     Theo  thống kê của WHO, trên thế giới có 45 triệu người bị tâm thần phân liệt (TTPL). Bệnh TTPL có biểu hiện các triệu chứng rất đa dạng nhưng nhìn chung trong quá trình diễn biến bệnh tật ít nhiều có những nét cơ bản làm cho bệnh có một số đặc điểm riêng khác với các bệnh tâm thần khác.

 

     Thuật ngữ triệu chứng âm tính và dương tính được 2 bác sỹ người Anh thế kỷ XIX là Reynolds và Jackson sử dụng lần đầu tiên chỉ các biểu hiện rối loạn hoạt động của não. Khi nghiên cứu động kinh, Jackson giả thiết rằng các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác là kết quả các quá trình hoạt động bình thường của não bị thoát ức chế khỏi vỏ não. Sự tan rã các quá trình hoạt động cấp cao của vỏ não biểu hiện bằng các triệu chứng âm tính và được coi là triệu chứng âm tính nguyên phát ( còn gọi là triệu chứng âm tính thiếu sót ). Khi DSM-IV đã hoàn thành, vẫn còn một sự tranh luận lớn trong y văn về vấn đề liệu có một cơ sở nào đó để xác định thế nào là triệu chứng dương tính (triệu chứng thêm lên) và thế nào là triệu chứng âm tính (triệu chứng biểu hiện sự thiếu sót). Có thể nói là một bước ngoặt khi Crow (1980) đã đề nghị chia bệnh TTPL làm 2 lọai dựa trên cơ sở triệu chứng âm tính và dương tính. Crow cho rằng cơ sở các triệu chứng dương tính như hoang tưởng, ảo giác là do mất cân bằng sinh hóa như sự dư thừa quá mức số lượng D2-Receptor. Còn những triệu chứng âm tính như cảm xúc san bằng, ngôn ngữ nghèo nàn ông cho đó là sự phản ánh cấu trúc giải phẫu bất thường của hệ thần kinh như sự giãn rộng các não thất và sự teo vỏ não. Sự khác biệt về lâm sàng giữa hai loại bệnh nhân (BN) trên đã có ảnh hưởng rõ rệt tới các nghiên cứu về bệnh lý tâm thần. Quá trình hình thành khái niệm thế nào là triệu chứng âm tính và dương tính cũng dần dần được thống nhất (song không phải là tuyệt đối). Theo quan điểm của Jackson thì thực chất các triệu chứng dương tính là kết quả của hiện tượng thoát ức chế khỏi vỏ não và nó được biểu hiện như sự lệch lạc hay cường điệu của các chức năng mà bình thường được kiểm soát. Còn các triệu chứng âm tính là sự mất mát đơn thuần của các chức năng và dẫn tới sự tan rã. Tầm quan trọng của các triệu chứng âm tính và dương tính cũng được đánh giá khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử. Nếu như trước đây các triệu chứng âm tính được coi là nền tảng cơ bản của quá trình phân liệt thì đến DSM-III-R và ICD-X các triệu chứng dương tính như tâm thần tự động, hoang tưởng, ảo giác được coi là có giá trịnh quyết định chẩn đoán, các triệu chứng âm tính được xếp vào hành thứ yếu. Đến DSM-IV các triệu chứng âm tính lại được đề cao hơn nếu không nói là ngang bằng với các triệu chứng dương tính. Hiện nay, các nghiên cứu về các triệu chứng âm tính và dương tính trong bệnh TTPL vẫn đang là đề tài hấp dẫn với các nhà tâm thần học.

1. Khái niệm về triệu chứng âm tính tiên phát và thứ phát:

     Crow cho rằng các triệu chứng âm tính trong TTPL là biểu hiện của sự thiếu sót trong cấu trúc của hệ thần kinh (Crow,1980). Một trong những vấn đề khó khăn nhất trong nghiên cứu triệu chứng âm tính của TTPL là sự xác nhận các triệu chứng âm tính có thể xuất hiện như là hậu quả của rất nhiều yếu tố hoàn toàn không liên quan với tình trạng thiếu sót về cấu trúc thần kinh. Các triệu chứng âm tính đó được gọi là triệu chứng âm tính thứ phát. Nguyên nhân thường gặp nhất là :

1. Tác dụng phụ của an thần kinh (vd: akinesia)

2. Trầm cảm thường gặp trong TTPL, mà đặc biệt ở giai đoạn di chứng.

3. Sự đáp ứng với chính các trải nghiệm loạn thần (vd: sự né tránh xã hội thứ phát do tình trạng paranoia) và đáp ứng với các khía cạnh bệnh y sinh (vd: Cưỡng bức nằm viện, bắt phải uống thuốc...).

4. Hậu quả của môi trường không đủ kích thích (vd: từ các cơ sở từ thiện lâu dài).

     Các tác giả cho rằng có thể phân biệt các triệu chứng âm tính nguyên phát và thứ phát dựa vào sự đánh giá các triệu chứng lâm sàng một cách cẩn thận và hệ thống. Một trong những tiêu chí đó là các triệu chứng âm tính phải chiếm ưu thế ít nhất là 12 tháng trong khi không có các nguyên nhân thứ phát.

2. Tiến triển các triệu chứng âm tính và dương tính:

     Carpenter và CS xác định rằng tỷ lệ các triệu chứng âm tính và tình trạng thiếu sót (deficit state) thấp hơn một cách đáng kể ở các BN bị bệnh lần đầu so với các BN mạn tính. Điều đó xuất hiện câu hỏi liệu có phải ở các BN bị bệnh lần đầu sẽ tiếp tục phát triển những triệu chứng khác của TTPL. Crow tiên đoán rằng triệu chứng âm tính bền vững do nó phản ánh sự tổn thương cấu trúc của não bộ. Điều đó phù hợp với tiên lượng hai nhóm bệnh nhân TTPL mà ông chia ra dựa trên cơ sở triệu chứng âm tính và dương tính. BN type I có xu hướng chủ yếu là các triệu chứng dương tính, trên phim chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner) có cấu trúc não bình thường của não và đáp ứng kém với điều trị. Song vẫn có thể có một sự cải thiện đáng kể thậm chí ở cả những BN mạn tính. Các triệu chứng âm tính thứ phát cũng ít bền vững hơn những triệu chứng âm tính nguyên phát. Các nghiên cứu về mỗi liên quan giữa triệu chứng âm tính và các chứng năng đều thấy rằng các triệu chứng âm tính liên quan với hậu quả nghèo nàn về chức năng tâm lý xã hội, trong khi đó các triệu chứng dương tính có tiên lượng tốt hơn.

Sưu tầm và Lược dịch: BSCKI. Nguyễn Ngọc Thượt

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 1.435.268
Truy câp hiện tại 152