Tìm kiếm
-
-

Bạn đánh giá webssite của bệnh viện như thế nào?
Rối loạn giấc ngủ ngày càng nhiều
Ngày cập nhật 10/06/2015

Các chuyên gia về rối loạn giấc ngủ cho biết, áp lực của đời sống hiện đại khiến bệnh rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến.

Hiện nay tại các bệnh viện, lượng bệnh nhân đến khám được phát hiện mắc rối loạn giấc ngủ do bị căng thẳng trong công việc hay bị stress trong cuộc sống khá phổ biến.

 

     Kết quả khám bệnh cho thấy 80% số bệnh nhân đến khám đều mắc rối loạn giấc ngủ với các triệu chứng ngáy, ngưng thở khi ngủ. 5% trong số đó ở thời kỳ bệnh quá nặng. Những người làm việc đòi hỏi tập trung cao, căng thẳng rất dễ bị mắc bệnh này. Nhiều nhất là các nhà quản lý, nhà kinh doanh, công nhân kỹ thuật, người làm việc liên tục với máy tính, giới tài xế.
 
     Theo Bác sĩ Nguyễn Xuân Bích Huyên - Trưởng phòng Chăm sóc giấc ngủ của Trung tâm Sức khỏe cộng đồng TP.HCM cho biết, mỗi ngày nơi đây có khoảng 200 người đến thăm khám liên quan rối loạn giấc ngủ. Bệnh rối loạn giấc ngủ rất phổ biến như các chứng ngáy, ngưng thở, tay chân không yên hay khó ngủ… 
 
     Theo số liệu thống kê, có đến 4% dân số châu Á chịu ảnh hưởng của bệnh rối loạn giấc ngủ, tuy nhiên tại Việt Nam chưa có con số chính thức. Một khảo sát mới đây tại TP.HCM có 20% số người được khảo sát bị mất ngủ. Lý giải điều này, bác sĩ Huyên cho rằng: “Áp lực lớn của xã hội công nghiệp, môi trường sống thay đổi và do kinh tế khiến con người căng thẳng quá mức hay những bức xúc về xã hội, công việc, khủng hoảng tâm lý, tình cảm, stress mạnh làm cho rối loạn giấc ngủ gia tăng”. 
 
     Ngoài rối loạn giấc ngủ phổ biến với chứng ngáy, nhiều trường hợp mắc chứng ngủ rũ hay ngưng thở trong lúc ngủ. Nhiều bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ nghĩa là thấy buồn ngủ ngày, rất hay ngủ gật, li bì ở mọi nơi, mọi lúc trừ lúc ăn uống hay vệ sinh.
 
     Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngây ngất vào ban ngày, 18% không thỏa mãn với giấc ngủ, 30% bệnh mất ngủ có liện hệ bệnh tâm thần. PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan- Chủ tịch Hội hô hấp TPHCM cho biết, mất ngủ kéo dài làm giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động và hậu quả tất yếu là giảm tính tích cực trong cuộc sống. Mất ngủ còn có nguy cơ phát sinh một số bệnh hoặc làm nặng thêm bệnh đang mắc. Tuy nhiên, căn bệnh này không được nhận diện, chẩn đoán xác thực để tránh nguy hại.
 
     Theo bác sĩ Huyên nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm hội chứng ngưng thở lúc ngủ sẽ góp phần làm ảnh hưởng đến bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, đột tử trong đêm, tai biến mạch máu não… 
 
     Tuy nhiên theo các chuyên gia, rối loạn giấc ngủ vẫn chưa được nhiều bác sĩ, bệnh nhân biết đến khiến nhiều người dùng thuốc an thần, thuốc ngủ như một giải pháp. Hiện nay, để phát hiện và chẩn đoán rối loạn giấc ngủ, các bệnh viện sử dụng máy đa kí giấc ngủ có chức năng ghi lại toàn bộ những dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ của bệnh nhân qua các kênh điện não, điện tim, điện cơ, thông khí hô hấp, chỉ số oxy, giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ để điều trị kịp thời và hiệu quả các bệnh như: mất ngủ, ngáy và ngưng thở lúc ngủ; hội chứng chân không yên, cử động chi có chu kỳ hay ngủ rũ, mộng du và nghiến răng… 
 
     Tổng thời gian ngủ trung bình ở một người trưởng thành là 7-8 giờ/ngày và có thể thay đổi tùy theo điều kiện là từ 4-10 giờ. Ở mỗi người, thời gian và cấu trúc giấc ngủ cũng biến đổi theo tuổi, trẻ nhỏ ngủ nhiều, giảm dần ở tuổi trưởng thành, đến tuổi già ngủ ngắn lại có khi chỉ còn 4 giờ/ngày. Chỉ xét về kinh nghiệm và hoạt động thể chất, giấc ngủ phải vừa hiệu suất, tức là ít thức dậy ban đêm và ít buồn ngủ ban ngày, đồng thời hoạt động ban ngày có hiệu quả.
 
     Tổng thời gian ngủ trung bình ở một người trưởng thành là 7-8 giờ/ngày và có thể thay đổi tùy theo điều kiện là từ 4-10 giờ. Ở mỗi người, thời gian và cấu trúc giấc ngủ cũng biến đổi theo tuổi, trẻ nhỏ ngủ nhiều, giảm dần ở tuổi trưởng thành, đến tuổi già ngủ ngắn lại có khi chỉ còn 4 giờ/ngày. Chỉ xét về kinh nghiệm và hoạt động thể chất, giấc ngủ phải vừa hiệu suất, tức là ít thức dậy ban đêm và ít buồn ngủ ban ngày, đồng thời hoạt động ban ngày có hiệu quả.
 
     Uống rượu, hút thuốc lá nhiều và kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ nặng. Thời gian ngủ rút ngắn, đêm thường thức giấc. Giai đoạn dỗ giấc ngủ khó và lâu, khi đã ngủ thường xuất hiện các đợt giật mình, cảm giác hoảng sợ, tim hồi hộp. Nhất là khi cai rượu xuất hiện các triệu chứng của loạn tâm thần do rượu.
Vậy làm gì khi mất ngủ ?
 
     Trong cuộc sống, phản ứng stress sau sang chấn là vấn đề phức tạp, bản thân người bệnh không thể tự giải thoát được. Vì vậy khi có vấn đề về giấc ngủ, người bệnh nên đến các chuyên gia về thần kinh, tâm thần để được hướng dẫn, đồng thời nên đi khám bệnh, ở đó các thầy thuốc sẽ hướng dẫn cách dùng thuốc và phương pháp điều trị không dùng thuốc. Sự kết hợp giữa y học và bệnh nhân sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị mất ngủ ./.
Nguồn LÊ MINH CÔNG (Phó TK Tâm lý lâm sàng - BVTT TW 2)
Sưu tầm: ThS. Cầm Thị Tuyết Nhung
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 1.397.658
Truy câp hiện tại 76