Tìm kiếm
-
-

Bạn đánh giá webssite của bệnh viện như thế nào?
Phổ biến kiến thức về Rối loạn trầm cảm
Ngày cập nhật 19/07/2014

    

 

(Trích Bài Phỏng vấn ThS.BS. Tôn Thất Hưng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Huế của TTTTGDSK tỉnh đã phát trên sóng truyền hình TRT1)

     Tỷ lệ Rối loạn trầm cảm ngày càng gia tăng cùng với nhịp sống bận rộn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, rối loạn  này là “sản phẩm” không thể tránh khỏi của nền văn minh mang tính toàn cầu. Nhưng Trầm cảm là loại rối loạn nếu được chữa trị sớm và đúng cách thì tỷ lệ ổn định khá cao (70 – 80%).

 

 

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VỀ RỐI  LOẠN TRẦM CẢM

 

 

 

1. Hỏi: Rối loạn trầm cảm ngày nay được nhắc đến khá nhiều trong xã hội, vậy xin ThS. cho biết tỷ lệ người mắc rối loạn  trầm cảm và nguyên nhân dẫn đến trầm cảm?

   Đáp: * Rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ từ 3-6% dân số thế giới. Nhìn chung, Khoảng 15-40% người lớn trong cuộc đời mình đã có ít nhất một thời kỳ bị trầm cảm rõ rệt. Tỷ lệ ở nữ cao gấp đôi nam.

               Ở Việt Nam, rối loạn trầm cảm chiếm 2,8% dân số. Tại Thừa Thiên - Huế, điều tra 4 vùng dân cư khác nhau cho thấy rối loạn trầm cảm chiếm 2,6% dân số.

             * Nguyên nhân của rối loạn trầm cảm bao gồm: 1. Nguyên nhân nội sinh (chưa rõ); 2. Nnguyên nhân tâm lý xã hội; 3. Thứ phát sau một bệnh cơ thể hoặc sau một rối loạn tâm thần khác.

2. Hỏi: Thường người bệnh được phát hiện muộn, vậy khi có dấu hiệu nào thì cần đi khám?

    Đáp: Tuỳ thể  bệnh và mức độ, bệnh nhân có thể có một số hoặc đầy đủ các triệu chứng:

    *I. Nhóm các  triệu chứng đặc trưng gồm:

     1. Khí sắc giảm: người bệnh cảm thấy buồn rầu ủ rũ.

     2. Mất quan tâm thích thú: người bệnh mất hẳn các sở thích đã có trước đây.

     3. Giảm năng lượng, dễ mệt mỏi dù chỉ sau một cố gắng nhỏ trong công việc hàng ngày như đánh răng, mặc quần áo…

    * II. Và nhóm một số  triệu chứng phổ biến khác gồm 7 triệu chứng:

     1.Giảm sự tập trung và chú ý

     2.Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.

     3.Có ý tưởng bị tội.

     4.Bi quan về tương lai.

     5.Có ý tưởng và hành vi tự sát.

     6.Rối loạn giấc ngủ: thường là mất ngủ giữa giấc và cuối giấc ngủ.

     7.Ăn ít ngon miệng

      * Ngoài ra, bệnh nhân có thể có thêm một số triệu chứng cơ thể như: đau đầu, đau khớp, đau vùng ngực, đau vùng đại tràng…

      * Trường hợp bị trầm cảm nặng, người bệnh thường sút 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 4 tuần, kèm giảm dục năng.

      * Các triệu chứng trên thường nặng hơn vào buổi sáng, thời gian kéo dài ít nhất 2 tuần.

3. Hỏi: Người bệnh cần đi khám ở đâu? Cần những xét nghiệm gì?

    Đáp: Người bệnh cần đi khám tại phòng khám chuyên khoa tâm thần hoặc đa khoa ở tuyến huyện thị và bệnh viện tâm thần tỉnh. Xét nghiệm cần làm là các trắc nghiệm tâm lý như test Beck, test Hamilton, test DASS, test PSQI ... và một số thăm dò chức năng thần kinh, tim mạch như điện não, lưu huyết não, điện tim… để loại trừ hoặc phát hiện trầm cảm do các bệnh lý cơ thể.

4. Hỏi: Khi phát hiện mắc bệnh thì được điều trị, theo dõi như thế nào, thưa ThS, nếu không điều trị thì hậu quả như thế nào?

    Đáp: *Các phương pháp điều trị rối loạn trầm cảm gồm có:

       1- Dùng thuốc chống trầm cảm đều đặn, liên tục,  thời gian 1 năm sau khi hết triệu chứng, trong trường hợp trầm cảm tái phát, cần dùng thuốc lâu dài hơn. Một số thuốc chống trầm cảm là Amitriptylin, Anafranil, Prozac, Stablon, Zoloft, Paxil…

         2- Có thể phối hợp với thuốc giải lo âu, thuốc an thần kinh, thuốc chỉnh khí sắc, hoặc dùng sốc điện trong một số trường hợp.

         3- Cần phối hợp với các liệu pháp tâm lý như liệu pháp giáo dục tâm lý, thư giãn, kích hoạt hành vi,… đối với trầm cảm mức độ nhẹ, vừa hoặc trầm cảm nặng ở thời kỳ hồi phục.

          * Người bệnh cần được theo dõi tại cở sở chuyên khoa tâm thần. Cần đề phòng hành vi tự sát.       

          * Trầm cảm hoàn toàn có thể chữa trị được, nếu không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, rối loạn trầm cảm sẽ gây hậu quả nặng nề:

         1. Dễ tái phát hoặc tiến triển mãn tính, càng tái phát nhiều lần càng cần điều trị kéo dài, nếu tái phát 5 lần trở lên, phải điều trị suốt đời.

         2. Mất khả năng lao động.

         3. Mất hạnh phúc gia đình, giảm chất lượng cuộc sống.

         4.Tăng tai nạn khi sinh hoạt và làm việc.

          5.Tăng chi phí bảo hiểm.

          6. Là nguyên nhân của 75% số trường hợp tự sát.

5. Hỏi: Để có biện pháp phòng chống tốt rối loạn trầm cảm, thì người bệnh và những người chung quanh cần phải tuân thủ những yêu cầu gì?

    Đáp: Người bệnh và cộng đồng cần tuân thủ những yêu cầu:

     1. Cần biết rối loạn trầm cảm là một bệnh lý chứ không phải là sự suy sụp ý chí, vì vâỵ, không thể chỉ dùng đơn thuần ý chí để tự chữa, tự mua thuốc chữa hoặc âm thầm chịu đựng mà cần đến BS chuyên khoa tâm thần để được điều trị sớm và đúng hướng.

     2.Các thuốc chống trầm cảm thông thường chỉ có tác dụng rõ rệt sau 3-4 tuần điều trị, vì vậy bệnh nhân không nên qúa nôn nóng đi đến bỏ thuốc khi thấy chưa có tác dụng mà phải kiên trì chờ đợi. Cần lưu ý uống thuốc đều đặn, đủ liệu trình cho dù người bệnh cảm thấy đã hồi phục, để chống tái phát. Hãy yên tâm rằng thuốc chống trầm cảm không gây nghiện.

     3.Tuyệt đối không được lạm dụng rượu, ma tuý  để “tiêu sầu”, vì sau đó sẽ làm cho bệnh nặng hơn và dẫn đến hành vi nghiện ngập.

     4. Khi người bệnh có ý tưởng và hành vi tự sát, cần đưa  đến Bệnh viện Tâm thần ngay để được can thiệp kịp thời.

 

 

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 1.470.007
Truy câp hiện tại 272