Tìm kiếm
-
-

Bạn đánh giá webssite của bệnh viện như thế nào?
Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em
Ngày cập nhật 03/04/2014
hội nghị tổng kết công tác năm 2011 tại Hà Nội

 DỰ ÁN BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỘNG ĐỒNG VÀ TRẺ EM

 

 

 

          Chương trình Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng (BVSKTTCĐ) thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1999. Trong mỗi giai đoạn, chương trình có những tên gọi khác nhau:

- Giai đoạn 1999-2005: Dự án “Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Tâm thần tại cộng đồng” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia “Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS”.

- Giai đoạn 2006-2010: đưa hai bệnh Động kinh và Trầm cảm thuộc dự án “Phòng chống một số bệnh không lây nhiễm" vào dự án “Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia “Phòng chống một số bệnh xã hội”.

- Năm 2011: Dự án “Sức khỏe tâm thần cộng đồng” thuộc Dự án 2 của chương trình Mục tiêu Quốc gia về Y tế “Phòng chống bệnh không lây nhiễm”.

- Giai đoạn 2012-2015: Dự án 1: Phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng:

Cơ quan chủ quản đầu tư: Bộ y tế

Cơ quan chỉ đạo chung: Bệnh viện tâm thần trung ương I

Cơ quan thực hiện của Thừa Thiên Huế: Bệnh viện Tâm thần Huế.

   

Khen thưởng tại hội nghị ngành tâm thần tại Đắc Lăk 

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010.

1. Mục tiêu của dự án đã được Chính phủ phê duyệt:

1.1. Mục tiêu chung:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân theo phương thức lồng ghép vào hoạt động của trạm y tế xã, phường.

- Đưa Dự án Phòng chống bệnh không lây nhiễm (Động kinh và Trầm cảm) vào triển khai chung với Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, tuy nhiên trọng tâm giai đoạn 2006 – 2010 là bệnh Tâm thần phân liệt.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- 100% số tỉnh/thành trên cả nước được triển khai dự án (63/63 tỉnh/thành). 70% số xã phường triển khai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng vào hoạt động của trạm y tế cơ sở.

- Phát hiện và quản lý điều trị tại cộng đồng cho 50% số bệnh nhân tâm thần (tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh).

- Điều trị ổn định cho 70% số bệnh nhân tâm thần được phát hiện, hỗ trợ người bệnh sống hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

2. Kết quả thực hiện dự án của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010:

2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu:

Mục tiêu 1: Xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng lồng ghép vào hoạt động của trạm y tế cơ sở:

* Đến hết 2010: Tổng số xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) được triển khai chương trình là 142 xã (đạt 93,4%), trong đó có 7/9 huyện, thị đã được phủ kín chương trình (đạt tỉ lệ 77,8%).

Mục tiêu 2: Phát hiện và quản lý bệnh nhân.

* Đến hết 2010: Phát hiện và quản lý điều trị mới: Dự án Bảo vệ sức khỏe Tâm thần cộng đồng phát hiện và quản lý 246 TTPL (120% KH) và 110 ĐK (151,1% KH); Chương trình đã quản lý và điều trị cho 2582 bao gồm 2485 TTPL, 43 ĐK và 54 Trầm cảm.

Mục tiêu 3: Chữa ổn định cho điều trị thuyên giảm và phục hồi chức năng tâm lý xã hội loại tốt đạt 76,2% TTPL (KH 76% ) và 75,6% ĐK (KH 75,5%).

2.2. Đánh giá hiệu quả các hoạt động của chương trình:

a/ Các chỉ tiêu chuyên môn:

- Tất cả các chỉ tiêu chuyên môn đề ra đều được thực hiện vượt kế hoạch.

- Các mặt hoạt động của chương trình như tập huấn, đào tạo, khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân mới, khám và cấp phát thuốc điều trị ngoại trú hàng tháng cho bệnh nhân tâm thần tại các xã đều phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng.

- Tỷ lệ bệnh nhân tâm thần được quản lí điều trị ngoại trú của tỉnh đạt khoảng 76% so với số lượng bệnh nhân ước tính của địa phương.

b/ Sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả, không vi phạm các quy chế hiện hành.

c/ Công tác chỉ đạo chuyên môn tại trạm y tế xã:

- 100% bệnh nhân được phát hiện quản lý có bệnh án, được khám và cấp phát thuốc 2 tuần/lần.

- Cung cấp đầy đủ và cấp phát thuốchàng tháng cho bệnh nhân theo đúng quy định.

- 100% bệnh nhân quản lý tại trạm y tế đều được theo dõi phục hồi chức năng hàng tháng bởi đội ngũ cộng tác viên.

- Nâng cao kiến thức về sức khỏe tâm thần cho các cán bộ y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, hàng năm chương trình đều có tổ chức đào tạo mới và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ chuyên trách tâm thần tuyến huyện xã.

d/  Công tác truyền thông :

- Tổ chức Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới (10/10): định kỳ hàng năm bằng nhiều hình thức như meeting, diễu hành, cổ động; phát phóng sự, thông điệp, bài truyền thông về chương trình chăm sóc SKTT trên đài truyền hình, phát thanh khu vực, tỉnh, huyện và xã.

- Mỗi năm xây dựng 1-2 phóng sự, phổ biến kiến thức, thông điệp về SKTT cộng đồng được phát trên đài truyền hình địa phương và khu vực.

- Mỗi năm viết 5-10 bài báo và tin về SKTT cộng đồng đăng trên báo địa phương.

- Hệ thống truyền thanh của xã phát thanh đều đặn hàng tháng về công tác chăm sóc SKTT.

- Nhờ sự cộng hưởng của các hoạt động trên mà đến nay nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần được nâng lên rõ rệt.

2.3. Một số nhận xét chung:

a/ Thuận lợi:

- Được sự quan tâm và đầu tư của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND Tỉnh, Sở Y tế, Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I.

- Chương trình Bảo vệ sức khỏe Tâm thần cộng đồng từng bước đã được xã hội hóa, cộng đồng đã có chuyển biến nhận thức và hành vi về sức khỏe tâm thần.

- Mạng lưới quản lý chương trình do địa phương xây dựng đã hoạt động đều và rộng khắp (09/09 huyện, thành ; 152 xã quản lý chương trình/ 152 xã phường). Đang quản lý 4.249 bệnh nhân, bao gồm Chương trình ưu tiên địa phương 2.056 bệnh nhân (605 tâm thần phân liệt và 1.451 động kinh ) và Chương trình Mục tiêu Quốc gia 2.193 bệnh nhân tâm thần phân liệt.

- CBVC Bệnh viện Tâm thần đều đoàn kết nhất trí, nhiệt tình trong công tác.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bước đầu được đầu tư, tạo điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

b/ Khó khăn:

- Công tác tổ chức chưa ổn định, tình hình biên chế cán bộ còn thiếu, không cân đối phù hợp, cán bộ làm công tác quản lý kiêm nhiệm nhiều công tác chuyên môn khác.

- Cơ sở vật chất tại 39 Phạm Thị Liên đang trong quá trình vừa xây dựng vừa triển khai hoạt động nên cơ sở chưa đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động.

- Nguồn kinh phí hạn chế, chưa có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế…

- Sức thu hút ngành tâm thần thấp, đời sống đa số CBVC vẫn còn khó khăn.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỘNG ĐỒNG NĂM 2011: SỨC KHỎE TÂM THẦN CÔNG ĐỒNG (thuộc dự án 2: Phòng chống bệnh không lây nhiễm)

1. Mục tiêu của dự án:

1.1. Mục tiêu chung: Đẩy mạnh việc phòng chống và cải thiện sức khỏe tâm thần cộng đồng, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân và an sinh xã hội.

1.2. Mục tiêu cụ thể trung hạn:

1.2.1 Bệnh động kinh:

1.2.1.1 Phòng bệnh cấp I:

Nâng cao nhận thức về bệnh tâm thần cho 50% dân số ở các điểm được triển khai Dự án, giúp người dân chủ động phòng tránh bệnh.

1.2.1.2. Phòng bệnh cấp II:

- Phát hiện sớm, quản lý và điều trị sớm cho 100% số bệnh nhân động kinh trong toàn quốc (tương đương 16.640 bệnh nhân động kinh).

- Triển khai và quản lý 10% số bệnh nhân tâm thần động kinh trong toàn quốc (tương đương 1.098 xã).

- Điều trị ổn định, chống tái phát cho 70% số bệnh nhân động kinh được phát hiện và quản lý.

1.2.1.3. Phòng bệnh cấp III:

- Phục hồi chức năng, giảm tỷ lệ mãn tính tàn phế xuống dưới 30% số bệnh nhân động kinh được phát hiện và quản lý.

1.2.2. Bệnh nhân tâm thần phân liệt:

- Tiếp tục duy trì 69% số xã/phường đã triển khai.

- Đến hết năm 2011, quản lý bệnh Tâm thần phân liệt tại 79% xã/ phường trong toàn quốc.

- Đối với những xã, phường triẻn khai mới bệnh Tâm thần phân liệt: triển khai lồng ghép quản lý và điều trị bệnh động kinh.

 

Giám sát trạm y tế xã Vỹ Dạ - TP Huế

Mít-ting nhân ngày sức khỏe tâm thần thế giới

Diễu hành cổ động nhân ngày sức khỏe tâm thần thế giới

 

1.3. Mục tiêu dài hạn:

- Triển khai điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân Tâm thần phân liệt và Động kinh tại 100% xã, phường.

- Tiến tới triển khai dự án sức khỏe tâm thần cộng đồng đối với một số bệnh/rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, mất trí, nghiện chất, rối loạn lo âu,...

2. Kết quả thực hiện dự án của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011:

- Xây dựng xã trọng điểm mới: 10 xã TTPL và ĐK ở huyện A Lưới bao gồm Đông Sơn, Hương Phong, Phú Vinh, Hồng Thượng, Bắc Sơn, Hồng Trung, Nhâm, Hồng Hạ, Hồng Vân, Hồng Thủy. Nâng tổng số xã quản lý TTPL lên 152 phường xã (phủ kín toàn bộ địa bàn của tỉnh). Xây dựng 17 xã trọng điểm ĐK tại: huyện A Lưới 10 xã, Quảng Điền 01 xã, Nam Đông 01 xã, Phú Vang 02 xã, Hương Thủy 01 xã và TP Huế 02 xã. Nâng tống số xã trọng điểm ĐK lên 18 xã.

- Phát hiện và quản lý điều trị mới: Dự án Bảo vệ sức khỏe Tâm thần cộng đồng phát hiện và quản lý 246 TTPL (120% KH) và 110 ĐK (151,1% KH); điều trị thuyên giảm và phục hồi chức năng tâm lý xã hội loại tốt đạt 76,2% TTPL (KH 76% ) và 75,6% ĐK (KH 75,5%). Chương trình đã quản lý và điều trị cho 2630 bao gồm 2439 TTPL, 154 ĐK và 37 Trầm cảm.

- Tập huấn: 17 lớp cho cán bộ cốt cán và mạng lưới y tế phường xã, thôn bản tại 17 xã triển khai chương trình quốc gia mới. Đào tạo lại 4 lớp về CTBVSKTT cho CB phụ trách chuyên khoa huyện và xã tại 4 huyện ( TP Huế, Nam Đông, Quảng Điền, Phú Vang ).

- Tổ chức sinh hoạt có chuyên đề định kỳ cho 152 Tổ Gia đình bệnh nhân.

- Công tác truyền thông - GDSK tiếp tục được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt nhân ngày 27/2 tăng cường phát hành bích chương, tờ rơi, tờ bướm đến tận thôn bản. Tổ chức meeting và diễu hành tại TTYT Phú Lộc nhân ngày SKTT thế giới ( 10/10/2011) và treo băng rôn, tờ rơi, bích chương…tại 9 huyện, thị và thành phố. Phát sóng 16 lượt về tin hoạt động, phóng sự, chuyên mục trên các báo đài phát thanh, truyền hình của tỉnh, ngành và trung ương; Ngoài ra, hàng tuần phát thông điệp GDSKTT trên đài truyền hình của địa phương và khu vực.

- Giám sát, lượng giá các hoạt động chuyên môn và quản lý dược tại các xã trọng điểm và các xã quản lý chương trình vào tháng 3 – 4 và tháng 10 - 11.

- Kiểm tra đánh giá Chương trình cuối năm: 100% các huyện, thị và TP đều đạt loại A.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỘNG ĐỒNG VÀ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2012-2015:

1. Mục tiêu của Dự án:

- Phát hiện sớm, quản lý và điều trị sớm cho 90% số bệnh nhân động kinh trong toàn quốc;

- Triển khai và quản lý 90% số xã về bệnh nhân động kinh trong toàn quốc;

- Điều trị ổn định, chống tái phát cho 85% số bệnh nhân động kinh được phát hiện và quản lý;

- Phục hồi chức năng, giảm tỷ lệ mãn tính tàn phế xuống dưới 20% số bệnh nhân động kinh được phát hiện và quản lý.

2. Kết quả thực hiện dự án của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013:

- Triển khai có hiệu quả chương trình quốc gia tại 152 xã, phường, trong đó, có 100% xã trọng điểm tâm thần phân liệt và triển khai mới 26 xã trọng điểm động kinh trên 9 huyện, thị xã và TP Huế. Nâng số xã trọng điểm động kinh lên 64 xã.

- Phát hiện và quản lý điều trị mới: DABVSKTTCĐVTE phát hiện, quản lý 243 bệnh nhân tâm thần phân liệt [(121,5% kế hoạch (KH)] và 82 bệnh nhân động kinh (136,6% KH); điều trị thuyên giảm và phục hồi chức năng tâm lý xã hội loại tốt đạt 76,4% bệnh nhân tâm thần phân liệt (KH 76,2% ) và 75,7% bệnh nhân động kinh (KH 75,5%). Chương trình đã quản lý và điều trị cho 3501 bao gồm 2502 TTPL, 834 ĐK và 165 Trầm cảm.

- Phối hợp Bệnh viện Tâm thần Trung ương I điều tra toàn dân 2 bệnh trầm cảm và động kinh tại phường Phú Cát, thành phố Huế. Số bệnh nhân phát hiện được trong được điều tra: trầm cảm: 116, động kinh: 17.

- Tập huấn: 26 lớp cho cán bộ cốt cán và mạng lưới y tế phường xã, thôn bản tại 26 xã triển khai  DABVSKTTCĐVTE mới. Đào tạo lại và chuyển giao kỹ thuật mới cho 3 huyện và thành phố: TP Huế, Quảng Điền, Phú Vang, Nam Đông.

- Tổ chức sinh hoạt có chuyên đề định kỳ cho 152 Tổ Gia đình bệnh nhân.

- Công tác Truyền thông – Giáo dục sức khỏe (GDSK): tiếp tục được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, trên các phương tiện truyền thông đại chúng (phát sóng 26 lượt về tin hoạt động, phóng sự, phổ biến kiến thức, phát thông điệp GDSK tâm thần, chuyên mục trên các báo, đài phát thanh, truyền hình của tỉnh, ngành, khu vực và trung ương). Đặc biệt, nhân ngày 27/2 tăng cường phát hành bích chương, tờ rơi, tờ bướm đến tận thôn bản. Nhân Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10/2013), treo băng rôn, tờ rơi, bích chương…tại 9 huyện, thị xã và thành phố, tổ chức meeting tại huyện Quảng Điền phát động chiến dịch truyền thông giáo dục sức khỏe tâm thần.

- Giám sát, lượng giá các hoạt động chuyên môn và quản lý dược tại các xã trọng điểm và các xã quản lý chương trình vào tháng 3 -  4 và tháng 10 - 11.

 

- Kiểm tra đánh giá Chương trình cuối năm: 100% các huyện, thị và TP đều đạt loại A.

 

Sinh hoạt tổ gia đình bệnh nhân 

3. Nhận xét:

a/ Thuận lợi

- Được sự quan tâm của UBND Tỉnh, Sở Y tế, Bệnh viện Tâm thần TW I.

- Dự án Bảo vệ sức khỏe Tâm thần cộng đồng và Trẻ em (DABVSKTTCĐVTE) từng bước đã được xã hội hóa, cộng đồng đã có chuyển biến nhận thức và hành vi về sức khỏe tâm thần.

- Mạng lưới quản lý chương trình do địa phương xây dựng đã hoạt động đều và rộng khắp (09/09 huyện, thị, thành; 152 xã quản lý chương trình/152 xã phường). Đang quản lý 5.307 bệnh nhân, bao gồm Chương trình ưu tiên địa phương 2.404 bệnh nhân [683 tâm thần phân liệt (TTPL) và 1.721 động kinh (ĐK)] và DABVSKTTCĐVTE 2.903 bệnh nhân (2.470 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 433 động kinh).

- Cán bộ viên chức (CBVC) Bệnh viện Tâm thần đều đoàn kết nhất trí, nhiệt tình trong công tác.

- Cơ sở vật chất vừa xây dựng hoàn chỉnh, trang thiết bước đầu được đầu tư, tạo điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

- Bệnh viện có tương đối đầy đủ các Khoa, Đơn nguyên chuyên sâu để phục vụ bệnh nhân tâm thần người lớn và trẻ em với nhiều phương pháp điều trị phong phú, đa dạng.

b/ Khó khăn

- Công tác tổ chức chưa ổn định, tình hình biên chế cán bộ còn thiếu, không cân đối phù hợp, cán bộ làm công tác quản lý kiêm nhiệm nhiều công tác chuyên môn khác.

- Nguồn kinh phí hạn chế, chưa có sự tài trợ nhiều của các tổ chức quốc tế.

 

- Sức thu hút ngành tâm thần thấp, đời sống đa số CBVC vẫn còn khó khăn.

 

IV. KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA: BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THẦN CÔNG ĐỒNG VÀ TRẺ EM NĂM 2014: (thuộc Dự án 1: Phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng)

1. Mục tiêu tổng quát:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân dân theo phương thức lồng ghép vào hoạt động của Trạm Y tế phường, xã.

- Xây dựng và phát triển mạng lưới chuyên khoa tâm thần đến tận phường xã, thôn bản. Duy trì các huyện mô hình điểm. Duy trì 02 xã, phường điểm quản lý bệnh trầm cảm.

- Khám phát hiện, quản lý, điều trị, PHCN cho bệnh nhân TTPL, ĐK và trầm cảm tại các xã quản lý DABVSKTTCĐVTE.

- Chữa ổn định cho đa số bệnh nhân để họ trở lại hòa nhập cộng đồng, giảm tỷ lệ gây rối xã hội, gây nguy hại, mãn tính, tàn phế, tự sát.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Bệnh TTPL:

- Duy trì 152 xã, duy trì quản lý điều trị 2.292 bệnh nhân;

- Phát hiện và quản lý mới: 200 bệnh nhân.

- Điều trị ổn định (thuyên giảm tốt) cho 76,5% bệnh nhân.

- Giảm tỷ lệ các hành vi gây hại, bao gồm:

       + Gây rối: dưới 17,4% bệnh nhân quản lý.

       + Gây nguy hại: dưới 7,4%.

       + Mãn tính tàn phế: dưới 13,4%.

2.2. Bệnh Động kinh:

- Duy trì 64 xã (42,1%); triển khai mới 45 xã (29,6%).

- Duy trì quản lý điều trị 732 bệnh nhân;

- Phát hiện và quản lý mới: 340 bệnh nhân.

- Điều trị ổn định, chống tái phát và PHCN TLXH tốt cho 75,7% bệnh nhân.           

- Giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân động kinh xuống dưới 0,05%

2.3. Rối loạn trầm cảm:

- Điều trị khỏi và thuyên giảm tốt cho 73% bệnh nhân tại hai xã mô hình điểm.

3. Chỉ tiêu:

3.1. Tâm thần phân liệt

STT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

TÍNH

THỰC HIỆN

2013

KẾ HOẠCH

2014

1

Mạng lưới chuyên khoa

Huyện

9/9

152

9/9

152

2

Phát hiện và quản lý

 - Duy trì

 - Phát hiện mới

 BN

2.502

2.259(*)

243

2.492

2.292(*)

200

3

Điều trị thuyên giảm và phục hồi chức năng TLXH loại tốt

 

%

 

76,4

 

76,5

4

Giảm tỷ lệ hành vi gây nguy hại, mãn tính tàn phế:

- Giảm gây rối xuống dưới:

- Giảm gây nguy hại xuống dưới:

- Mãn tính tàn phế xuống dưới

 

 

 %

 

 

17,5

7,5

13,5

 

 

17,4

7,4

13,4

 

 

 

3.2. Động kinh

STT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

TÍNH

TH 2013

KẾ HOẠCH

2014

1

Mạng lưới chuyên khoa

Huyện

9/9

64 (mới 26)

9/9

109 (mới 45)

2

Phát hiện và quản lý

 - Duy trì

- Quản lý mới:

      *Chuyển sang dự án

       * Phát hiện mới

BN

817

404(*)

331

249

82

1.072

732(*)

340

220

120

3

Điều trị thuyên giảm và phục hồi chức năng TLXH loại tốt

%

75,7

75,7

3.3. Rối loạn trầm cảm

STT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

TÍNH

TH 2013

KẾ HOẠCH

2014

1

Mạng lưới chuyên khoa

02

Duy trì 02

2

Phát hiện và quản lý bệnh nhân

BN

74

68 (*)

3

Điều trị khỏi và  thuyên giảm tốt

%

73%

73%

 

 

 

 P.Kế Hoạch Tổng hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 1.415.230
Truy câp hiện tại 131