Tìm kiếm
-
-

Bạn đánh giá webssite của bệnh viện như thế nào?
Ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện tại Bệnh viện Tâm Thần Huế
Ngày cập nhật 23/01/2015

     Công nghệ thông tin (CNTT) đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với hoạt động của ngành y tế, CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quản lý, khám chưa bệnh, quản lý dược, nhân lực y tế, báo cáo thống kê... Tại Hội nghị Tổng kết Ngành Y tế Thừa Thiên Huế năm 2014, ThS. BS.Tôn Thất Hưng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Huế đã trình bày bài tham luận và sau đây là toàn văn.

 

     Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Sở Y tế và các phòng chức năng, sự quyết tâm của Lãnh đạo Bệnh viện, Bệnh viện Tâm thần Huế đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, theo hướng tăng cường quản lý hoạt động bệnh viện dựa trên hệ thống quản lý áp dụng CNTT, tăng cường năng lực hoạt động của cán bộ, giúp người quản lý nắm bắt thông tin nhanh, chính xác; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, loại bỏ bớt các hoạt động trung gian, tạo điều kiện cho các dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng, thuận tiện và kịp thời; thống nhất dữ liệu cho hoạt động quản lý ngành.

     Từ tháng 01 năm 2013, xuất phát từ quyết tâm của Lãnh đạo và các cán bộ cốt cán, Bệnh viện đã có kế hoạch đầu tư kinh phí, nhân lực, công nghệ phần mềm để triển khai việc ứng dụng CNTT vào công tác khám chữa bệnh và quản lý hoạt động bệnh viện. Đến tháng 03 năm 2013, Bệnh viện đã hoàn tất việc thiết lập mạng LAN nội bộ, đi đôi với việc đào tạo nguồn nhân lực sử dụng Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện trong phục vụ khám bệnh, chữa bệnh và quản lý hoạt động của đơn vị.

Các chức năng của sản phẩm phần mềm đang áp dụng tại bệnh viện là:

Quản lý tiếp nhận – khám bệnh: là đầu vào thông tin của  “Hệ thống phần mềm quản lý phòng khám”, đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động xuyên suốt từ lúc tiếp nhận bệnh nhân vào viện cho đến khi kết thúc quá trình khám bệnh. Phân loại đối tượng thu phí và đối tượng bảo hiểm y tế. Tự động chuyển hồ sơ bệnh nhân từ khâu tiếp nhận lên khâu khám bệnh.

Quản lý cận lâm sàng (Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh- Thăm dò chức năng): Quản lý tất cả kết quả thực hiện Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng của bệnh nhân trong suốt quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Quản lý điều trị nội trú: Quản lý tất cả các thông tin hoạt động ở các khoa nội trú, đặc biệt quản lý thông tin quá trình điều trị của bệnh nhân.

Quản lý dược: Quản lý kho dược của bệnh viện và quá trình sử dụng trong toàn bệnh viện.

Quản lý viện phí: Trợ giúp người thu viện phí một cách nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo thu viện phí một cách chính xác, giảm thất thoát, tránh được nhiều thủ tục rườm rà gây mất thời gian cho quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân.

Quản lý tài chính- kế toán: Quản lý tình hình tài chính - kế toán bệnh viện.

Quản lý tái sản cố định: Quản lý hồ sơ tài sản cố định, trang thiết bị y tế, thông tin chi tiết từng tài sản, quá trình sử dụng, điều chuyển, báo cáo thống kê,...

Báo cáo phục vụ lãnh đạo: Kết xuất tất cả báo cáo phục vụ nhu cầu quản lý, điều hành hoạt động của bệnh viện.  

Quản trị hệ thống: Phục vụ việc phân quyền sử dụng cho từng người, nhóm người sử dụng, theo dõi, kiểm tra việc cập nhật  dữ liệu trên toàn hệ thống và chỉnh sửa khi cần thiết.

Có thể nói sau thời gian triển khai áp dụng hệ thống phần mềm đã đem lợi ích do ứng dụng công nghệ thông tin:

- Trước tiên, CNTT đã giúp bệnh viện quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, chống thất thu viện phí, công khai minh bạch tài chính bệnh nhân, giúp kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý an toàn.

- Về phía bệnh nhân: Thời gian chờ khám của bệnh nhân đã giảm hơn một nửa, từ 45 phút chỉ còn 25 phút; thời gian làm thủ tục xuất viện trước từ 1 – 2 giờ, nay chỉ còn 15 phút. Việc kê đơn thuốc được in trên giấy rõ ràng, dễ đọc. Đồng thời, Bệnh viện đã in kèm quy trình làm các xét nghiệm thăm dò chức năng, khám bệnh, chữa bệnh…ở mặt sau của các phiếu chỉ định cận lâm sang, giúp bệnh nhân nhanh chóng đến các khu vực theo y lệnh của bác sỹ. Bệnh nhân ngày càng hài lòng với công tác điều trị tại bệnh viện nhờ tính công khai, minh bạch khi ứng dụng CNTT.

- Về phía bác sỹ: Trước đây, các bác sỹ Bệnh viện Tâm thần Huế phải dành đến 75% thời gian cho công tác hành chính, nên còn rất ít thời gian tập trung cho công tác chuyên môn, từ khi ứng dụng CNTT, BS được tăng thời gian khám bệnh, từ đó làm tốt hơn công tác tư vấn, GDSK, giúp bệnh nhân và người nhà tuân thủ điều trị tốt hơn.

- Về phía điều dưỡng: do hạn chế sao chép bằng tay nên có thể hỗ trợ nhiều hơn cho bác sỹ trong khám bệnh và hướng dẫn bệnh nhân.

- Về phía dược sỹ: dễ dàng nhận biết tên của các loại thuốc, nguồn thuốc cấp phát cho bệnh nhân và nhanh chóng nắm được số lượng các loại thuốc hiện có trong kho mình quản lý để có kế hoạch tham mưu bổ sung thuốc khi cần thiết và kịp thời.

- Về phía bộ phận tham mưu: khi cần, sẽ nhanh chóng lấy được các số liệu cần thiết để tham mưu kế hoạch và điều chỉnh tiến độ cho phù hợp thông qua phân hệ quản lý trong hệ thống phần mềm.

- Về phía lãnh đạo Bệnh viện: dễ dàng quản lý việc kê đơn thuốc, nhằm giảm tình trạng đơn thuốc chưa hợp lý. Từ số liệu do phần mềm kết xuất, có thể chỉ đạo kịp thời để điều chỉnh các hoạt động nhằm phát huy tiềm năng của đơn vị, hạn chế tình trạng vượt trần BHYT, giúp bệnh nhân được hưởng đầy đủ quyền lợi hơn…

Đồng thời bệnh viện đã xây dựng được Trang website để cung cấp công khai giá dịch vụ y tế, thông tin lãnh đạo, đường dây nóng, lịch khám bệnh, ....đã góp phần nâng cao chấp lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân và của bệnh viện.

Có thể nói việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thời gian vừa của Bệnh viện đã phát huy hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, với nhu cầu và yêu cầu ngày càng cao của bệnh nhân cũng như phục vụ tốt công tác quản lý của Bệnh viện đòi hỏi cần có một hệ thống phần mềm hoàn chỉnh và đầy đủ các Modun đúng theo quy định của Bộ Y tế như: kê đơn điện tử, bệnh án điện tử, modun chẩn đoán hình ảnh PACS,....

Hướng phấn đấu của bệnh viện trong thời gian đến là  hoàn thiện Hệ thống phần mềm; triển khai một số modun như: bệnh án điện tử, quản lý cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh PACS, modun hỗ trợ chỉ đạo tuyến, modun hỗ trợ tư vấn trực tuyến...

Những thành quả mà Bệnh viện Tâm thần Huế đạt được do áp dụng CNTT vào quản lý bệnh viện, phục vụ khám bệnh, chữa bệnh đem lại rất nhiều lợi ích và hiệu quả. Tuy nhiên để phục vụ ngày càng cao yêu cầu về chất lượng của công tác khám chữa bệnh, nhằm đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân thì rất cần sự hỗ trợ đầu tư nhiều hơn nữa của Sở Y tế và hợp tác của các tổ chức trong nước và ngoài nước.

 

BSCKI. Nguyễn Đăng Nguyên - ThS.BS. Tôn Thất Hưng

 

Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 1.703.947
Truy câp hiện tại 252