Tìm kiếm
-
-

Bạn đánh giá webssite của bệnh viện như thế nào?
Một số kinh nghiệm trong xây dựng Phong trào Thi đua nhằm nâng cao chất lượng bảo vệ sức khỏe tâm thần cho nhân dân
Ngày cập nhật 09/01/2015

    Ngày 09 tháng 01 năm 2015, Sở Y tế Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Điển hình tiên tiên lần thứ III (giai đoạn 2010-2015). Được sự phân công của Ban Tổ chức, ThS. BS.Tôn Thất Hưng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Huế, thay mặt cán bộ viên chức Bệnh viện, đã trình bày bài tham luận. Sau đây là toàn văn bài Tham luận đã báo cáo.

  

 

 

1. Đặc điểm, tình hình của Bệnh viện Tâm thần Huế

    Bệnh viện Tâm thần Huế là Bệnh viện chuyên khoa công lập hạng II, quy mô 100 giường, được thành lập vào ngày 26/7/2007 tại Quyết định số 1650/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng bắt đầu thu dung điều trị nội trú từ ngày 14/4/2009. Bệnh viện gồm 05 phòng chức năng và 06 khoa chuyên môn, tổng số công chức viên chức hiện tại 69, bao gồm 09 BS, trong đó, có 06 sau đại học. Số lượng người làm việc theo định mức là 115, nên hiện Bệnh viện còn thiếu 46 biên chế theo Thông tư 08/2007 của Liên Bộ Nội vụ - Y tế (1,15 biên chế/giường bệnh viện hạng II).

2. Tổ chức các phong trào thi đua:

    Với phương châm thi đua gắn liền hiệu quả phục vụ khám, chữa bệnh, trong 05 năm qua (2010-2014), Bệnh viện Tâm thần Huế luôn đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước. Đầu năm, Bệnh viện tổ chức giao ước các chỉ tiêu thi đua, phát động phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến, phong trào giỏi việc nước đảm việc nhà, phong trào xanh sạch đẹp, xây dựng cơ quan văn hóa, quy tắc ứng xử, bệnh viện không khói thuốc lá, triển khai thực hiện tốt công tác điều trị nội trú và chương trình quốc gia.

3. Thành tích đạt được trong 5 năm qua và các biện pháp thực hiện

3.1. Tại bệnh viện :

- Năm 2014, công suất sử dụng giường bệnh đạt 96,49% (KH >85%) và các chỉ tiêu khác đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra. Hầu hết bệnh nhân xuất viện đều trong tình trạng ổn định tốt, không có bệnh nhân phải chuyên lên tuyến trên, trừ mắc kèm theo các bệnh chuyên khoa khác, gần như không có tai biến, sự cố xẩy ra trong quá trình điều trị. Kết quả đánh giá tiêu chí chất lượng bệnh viện  năm 2014  của Bệnh viện Tâm thần Huế đạt mức 3 với  3,46 điểm.

- Năm 2012, Bệnh viện được xếp hạng II trực thuộc Sở Y tế và cho đến nay, là  một trong ba bệnh viện được xếp hạng II trên toàn tỉnh.

- Năm 2012, thành lập Khoa Tâm lý lâm sàng, năm 2013, thành lập Đơn nguyên Tâm thần Nhi và thu dung điều trị trẻ tự kỷ, là một trong những Bệnh viên Tâm thần tỉnh đầu tiên trên cả nước có  Khoa và Đơn nguyên này.

- Năm 2012, là một trong những Bệnh viện áp dụng các liệu pháp điều trị mới có hiệu quả lần đầu tiên trong tỉnh và cả nước: liệu pháp tâm lý, âm nhạc, hoạt động. Liệu pháp hóa dược cũng được tinh giản với chỉ định 2 loại thuốc cho đa số bệnh nhân, hạn chế tối đa sử dụng Diazepam gây lệ thuộc và không dùng liệu pháp choáng điện, nhưng hiệu quả điều trị vẫn đảm bảo. Năm 2014, áp dụng thêm nhiều Test tâm lý mới  và Thang đánh giá lâm sàng theo Thông tư 43/2013 của Bộ Y tế để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị các bệnh tâm thần. Đặc biệt, là một trong những bệnh viện đầu tiên của cả nước thực hiện 4 trắc nghiệm tâm lý trong khám sức khỏe cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới theo Quyết định 4132/2001 của Bộ Y tế.

- Tổ Dinh dưỡng đã cung cấp đầy đủ chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh, phục vụ cho bệnh nhân và người nhà những bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Những ngày lễ, tết, bão lụt đều có nhân viên trực phục vụ, không để bệnh nhân ra ăn uống bên ngoài. 

- Năm 2013, Bệnh viện thực hiện nối mạng nội bộ và áp dụng phần mềm công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh nội ngoại trú, quản lý dược, bảo hiểm y tế và nhân lực. Năm 2014, Bệnh viện triển khai trang thông tin điên tử với nhiều chuyên mục phong phú, cập nhật thông tin kip thời phục vu công tác khám chữa bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe. Bệnh viện Tâm thần Huế là Bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên trên toàn tỉnh triển khai công nghệ này.

- Tiếp tục thực hiện cải cách và hoàn thiện các thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh để tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng hơn cho người bệnh. Bệnh nhân nội  ngoại trú có đủ ghế chờ, nước uống nóng lạnh, quạt, lò sưởi , điều hòa, TV, nơi phơi quần áo kín đáo, tủ gửi và đựng đồ đạc, tài sản quý gía có khóa. Môi trường Bệnh viện luôn giữ nét xanh sạch đẹp, cởi mở, thân thiện, không tách rời với xã hội bên ngoài.

- Trong năm năm qua, Bệnh viện hoàn thành 15 đề tài nghiên cứu khoa học gồm 11 đề tài cấp cơ sở và 4 đề tài cấp ngành, trong đó, có đề tài lần đầu tiên tiến hành ở Việt Nam. Bệnh viện cũng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, khám chữa bệnh.

- Trong những năm qua,  Trung tâm Giám định pháp y tâm thần tỉnh, hoạt động lồng ghép với Bệnh viện Tâm thần Huế, đã giám định 186 đối tượng, giám định sức khỏe tâm thần cho 3.239 trường hợp. Công tác giám định có chất lượng, chưa có trường hợp nào phải giám định lại hoặc bị khiếu kiện của các bên liên quan. Đây là một trong những tiêu chí được Bộ Y tế đánh giá cao khi chọn Thừa Thiên Huế để thành lập Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền Trung trực thuộc Bộ Y tế cho 7 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định.

3.2. Tại tuyến cơ sở:

- Triển khai có hiệu quả chương trình quốc gia về bệnh tâm thần phân liệt tại 152 xã, phường (100%), 118 xã về bệnh động kinh (77%), điều trị thuyên giảm và phục hồi chức năng tâm lý xã hội loại tốt cho 76 % bệnh nhân.

- Công tác Truyền thông - GDSK tiếp tục được đẩy mạnh. Hàng năm, có hàng chục lượt phát sóng và bài viết về tin hoạt động, phóng sự, chuyên mục, phổ biến kiến thức, thông điệp trên các báo, đài phát thanh, truyền hình của tỉnh, ngành, khu vực và trung ương.

- Tham gia triển khai Dự án Hỗ trợ xây dựng Mô hình Chăm sóc sức khỏe Tâm thần cộng đồng và phát triển tại tỉnh Thừa Thiên Huế do Tổ chức BasicNeeds (Vương quốc Anh tài trợ) tại 15 xã, phường cho 505 bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa; trong đó, có 85,2% bệnh nhân khỏi bệnh thoặc thuyên giảm. Thừa Thiên Huế là tỉnh đầu tiên trong cả nước quản lý điều trị rối loạn lo âu lan tỏa tại cộng đồng.

- Tổ chức tập huấn cho 17 đơn vị khám chữa bệnh trên toàn tỉnh các trắc nghiệm tâm lý trong khám sức khỏe cho các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông cơ giới. Hàng năm, Bệnh viện đã tiến hành chuyển giao nhiều kỹ thuật mớí cho các YBS chuyên khoa và đa khoa tuyến phường xã và huyện thị.  

3.3. Phối hợp với các ban ngành:

-  Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,  nhằm duy trì công tác chỉ đạo điều trị tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và đưa về Bệnh viện điều trị nội trú một số bệnh nhân mãn tính có khả năng điều trị và phục hồi chức năng tốt để trả về sinh hoạt với cộng đồng.

-  Với Trường Đại học Y Dược Huế: Bệnh viên có giảng đường riêng dành cho Bộ môn Tâm thần gồm 100 chỗ cho sinh viên để phối hợp về đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo cán bộ chuyên khoa cho các tỉnh Miền Trung.

3.4. Thực hiện các nhiệm vụ khác:

CCVC Bệnh viện chấp hành đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước. Hàng năm, Bệnh viện tổ chức nhiều đợt sinh hoạt văn thể mỹ, tham quan dã ngoại để tăng thêm tình đoàn kết, tạo niềm tin, sự phấn khởi cho CBVC khi thực hiện nhiệm vụ.

Về công tác xây dựng Đảng, đoàn thể: Từ năm 2010 đến 2014: Chi bộ đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc, Chi đoàn Thanh niên vững mạnh xuất sắc.

4. Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đạt được trong 5 năm qua (2010-2014):

4.1.Danh hiệu thi đua:

 *Tập thể:

 Tập thể Lao động xuất sắc: 2010, 2112, 2013.

 Bệnh viện xuất sắc: 2010.

 Bệnh viện xuất sắc toàn diện: 2011.

 Năm 2014: Đang đề nghị xét tặng Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, Cờ thi đua của Bộ Y tế.

 *Cá nhân: 01 CSTĐ cấp toàn quốc, 02 Thầy thuôc ưu tú, 02 CSTĐ cấp tỉnh, 09 CSTĐ cấp cơ sở nhiều năm liền.

4.2.Hình thức khen thưởng:

*Tập thể:

 Bằng khen của Bộ Y tế: 2010, 2011, 2013.

 Năm 2014: Đang đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ Y tế.

* Cá nhân: Nhiều Bằng khen của Bộ Y tế, UBND tỉnh.

Năm 2014: Đang đề nghị xét tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 01 Bằng khen của Bộ Y tế.

4. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:  Qua những thành tích trên, chúng tôi rút ra những nguyên nhân mà cũng là bài học kinh nghiệm như sạu:

1. Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của các Cấp ủy Đảng và chính quyền, coi trọng việc phát động, đánh giá phong trào thi đua hàng năm và vào các ngày lễ lớn, tạo nên khí thế sôi nổi, khơi dậy nội lực và phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo, xem đây là đòn bẩy để huy động CBVC hăng hái hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bệnh viện có xây dụng quỹ khen thưởng đột xuất của Giám đốc nhằm kịp thời động viên cán bộ làm tốt từng vụ việc, nhưng cũng thường xuyên, thẳng thắn góp ý, nhắc nhở những viên chức vi phạm. 

2.Đoàn kết nhất trí cao: Đây là truyền thống tốt đẹp của Bệnh viện Tâm thần Huế đã được  xây dựng và duy trì từ lâu.

3.CBVC Bệnh viện có tinh thần vượt khó, tự giác, sáng tạo, tự tìm tòi học hỏi,  làm hết việc, không kể thời gian, vì vậy, tuy thiếu 46 biên chế, Bệnh viện vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

4.Lãnh đạo chính quyền và các Đòan thể có tác phong gần gũi, lắng nghe, quan tâm đến tâm tư nguyên vọng, đời sống vật chất lẫn tinh thần của CBVC, tạo sự thoải mái, phấn khởi cho CBVC khi thi hành nhiệm vụ.

       Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được,  Bệnh viện Tâm thần Huế vẫn còn một số hạn chế như:  đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành chưa nhiều, chưa tổng kết các sáng kiến cải tiến để ứng dụng rộng rãi trong toàn Bệnh viện, chưa tổ chức sơ kết các phong trào thi đua theo mốc những ngày lễ lớn mà thường tập trung vào cuối năm. Trong thời gian đến, tập thể CBVC Bệnh viện quyết tâm khắc phục những tồn tại trên, phát huy hơn nữa thế mạnh sẵn có để đưa sự nghiệp bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng  ngày càng không ngừng nâng cao và phát triển.

                                                                              ThS. BS. Tôn Thất Hưng

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 1.711.818
Truy câp hiện tại 26