Tìm kiếm
-
-

Bạn đánh giá webssite của bệnh viện như thế nào?
Giáo dục sức khỏe
Suckhoedoisong.vn - Trong mùa dịch COVID-19, việc tăng sức đề kháng cho trẻ phòng tránh lây nhiễm luôn được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu. Sau đây là những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia.  
   Nhân tháng hành động Quốc gia về Dân sốô, Bộ Y tế và Sở Y tế đã chỉ đạo triển khai nhiều nội dung hoạt động, trong đó có nội dung tăng cường truyền thông về giảm thiểu tiến tới xóa bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh cung cấp thông tin về bệnh Thalassemia, một bệnh thường xảy do nguyên nhân hôn nhân cận huyết thống.    Thalassemia hay bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu. Thalassemia chính là một trong những biến chứng di truyền rất hay gặp phải trên thế giớ. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao. Tỷ lệ người bị bệnh Thalassemia thường rất cao ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số tỷ lệ kết hôn cận huyết tại các vùng này thường cao, chính vì vậy các yếu tố di truyền cũng cao hơn.    Thành phần chính của hồng cầu là huyết sắc tố, huyết sắc tố bình thường gồm hai chuỗi globin α và 2 chuỗi globin β với tỷ lệ 1/1. Khi thiếu hụt một trong hai sắc tố trên sẽ làm thiếu huyết sắc tố A, làm thay đổi đặc tính của hồng cầu, làm hồng cầu dễ vỡ, quá trình tan máu hay vỡ hồng cầu diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời người bệnh. Thalassemia gây ra 2 hậu quả chính là thiếu máu mạn tính và ứ đọng sắt trong cơ thể.
     Nghiện chất là một căn bệnh phức tạp và cai nghiện cần nhiều ý định tốt hơn là ý chí mạnh mẽ. Các chất gây nghiện làm thay đổi trong cách thức thúc đẩy lạm dụng nên khó cai nghiện ngay cả khi người nghiện sẵn sàng tiến hành cai nghiện. Nhờ nghiên cứu chuyên sâu chúng ta hiểu nhiều hơn về tác động của chất gây nghiện trong não bộ so với trước kia, và chúng ta cũng hiểu rằng có thể điều trị nghiện thành công nhằm giúp người bệnh ngưng sử dụng ma túy và sống hữu ích.
Uống cam, ăn chén canh bí đỏ, các loại rau lá xanh để cơ thể khỏe mạnh trong thời tiết mùa đông.
   Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, mô hình bệnh tật của Việt Nam đang có sự thay đổi từ mô hình bệnh tật do nhiễm khuẩn sang mô hình bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch… trong đó có đái tháo đường. Đái tháo đường là vấn đề y tế nan giải, là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế xã hội do hậu quả nặng nề của bệnh khi phát hiện, điều trị muộn. Chi phí để điều trị bệnh đái tháo đường chiếm khoảng 3-6% ngân sách dành cho toàn bộ nền y tế. Trong khi đó, bệnh đái tháo đường có thể phòng ngừa, hạn chế được thông qua việc thay đổi lối sống bao gồm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, hạn chế tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, thức ăn giàu chất béo, bia rượu…
Hiện nay, vấn đề ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc cá nóc gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng, là vấn đề mà cả xã hội đều quan tâm đến trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Cá nóc (có nơi gọi là cá cóc, cá bống biển, cá đùi gà), trên thế giới bộ cá nóc Tetraodontiformaes có 9 họ, bao gồm trên 400 loài thuộc 13 giống. Trong đó có 243 loài thuộc 4 họ chiếm ưu thế là Ostraciidae, Triodontidae, Tetraodontidae và Diodontidae. Ở Việt Nam đã thống kê được hơn 60 loài cá nóc, trong đó có khoảng 30 loài là cá độc. Độc tố cá nóc rất độc, với người chỉ cần ăn 10 gam thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.   
Chứng mất ngủ là một sự rối loạn giấc ngủ được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị chứng mất ngủ thường có một hay nhiều triệu chứng sau: - Khó ngủ - Thức dậy thường xuyên suốt buổi tối và có vấn đề về việc ngủ trở lại - Thức dậy sớm vào buổi sáng - Cảm thấy mệt mỏi khi thức
Từ lâu, mối liên hệ giữa cảm xúc và sức khỏe thể chất của con người đã không còn là một bí mật. Các nhà khoa học ngày càng phát hiện thêm nhiều bằng chứng cho thấy cảm xúc có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hệ miễn dịch của chúng ta. “40 năm trước, tôi thậm chí không tin vào điều đó” – Tiến sĩ Martin Seligman, một trong những chuyên gia tiên phong trong lĩnh vực tâm lý tích cực, phát biểu – “nhưng những con số thống kê gần đây ngày càng chứng tỏ nó là thật.”
Bất kỳ ai từng bị trầm cảm thực sự đều hiểu tác động tàn phá của căn bệnh này. Đối với một số người, trầm cảm là căn bệnh gây tàn phế. Nó lấy đi sinh lực, sự tập trung và sự hài lòng của người bệnh. Bởi vậy, hồi phục từ bệnh trầm cảm là một chặng đường dài và đầy khó khăn. Khoảng phân nửa bệnh nhân trầm cảm có khả năng tái phát bệnh. Dưới đây là một số cách giúp bạn tránh tái phát bệnh trầm cảm.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 1.703.947
Truy câp hiện tại 282