|
|
Tóm tắt luận án tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngày cập nhật 18/02/2014 Nhân học và lâm sàng thanh thiếu niên gặp khó khăn về tâm lý ở các nước đang phát triển: một nghiên cứu từ hành vi tự sát của thanh thiếu niên Việt Nam.
(Luận án đã được bảo vệ với kết quả xuất sắc tại Trường đại học Paris 13 năm 2011)
Tiến sĩ. Bác sĩ Cao Văn Tuân
Trưởng phòng Chỉ Đạo Tuyến
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 Hành vi tự sát của Thanh thiếu niên đã trở thành một vấn đề thời sự nóng trong xã hội Việt Nam, được các phương tiện truyền thông đại chúng đề cập hàng ngày sau giai đoạn đổi mới.
Vậy làm thế nào để hiểu được vấn đề này? Chúng tôi tiếp cận vấn đề tự sát của thanh thiếu niên theo tiếp cận đa tuyến và có sự bổ sung lẫn nhau, bắt đầu từ việc làm sáng tỏ vấn đề lịch sử, văn hoá và các giá trị tâm lý văn hoá truyền thống của Việt Nam cũng như các lý thuyết về tâm lý văn hoá của phương tây.
Thông qua phân tích đa tuyến từ 9 ca tự sát cá nhân và 3 ca tự sát tâp thể đã cho thấy một số nét đặc thù trong hành vi tự sát cá nhân và tự sát tập thể, cũng như trong nỗi đau khổ được chủ thể thể hiện trong hành vi tự sát. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu khẳng định cái Tôi trong môI trường văn hoá mà vai trò của cái tôi rất ít có vị trí, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên điều đó có vẻ như chưa phải là lý do cần và đủ của hành vi tự sát.
Việc tìm kiếm sự hài hoà của chủ thể Thanh thiếu niên trong mối quan hệ với người thân là yếu tố quan trọng hàng đầu trong văn hoá Việt Nam và cũng thông qua đó thể hiện cái Tôi của mình.
Các tình huống lâm sàng đã minh chứng cho việc Thanh thiếu niên không thể đồng thời tuân thủ hai mệnh lệnh có tính trái ngược nhau đó là tôn trong đạo hiếu truyền thống gia đình và thoã mãn nhu cầu cái Tôi cá nhân trong thế giới hội nhập của lớp trẻ được xây dựng thông qua thế giới truyền thông.
Nhất là ở nữ thanh thiếu niên có nhu cầu đòi hỏi phải được thừa nhận sự thể hiện cảm xúc cái Tôi cá nhân trong bối cảnh hài hoà của gia đình. Chính điều này làm bối rối bậc cha mẹ nghĩ rằng chỉ cần chăm lo cải thiện đời sống vật chất cho con cái họ là đủ.
Tiếp cận trị liệu tâm lý của chúng tôi cũng phải được dựa trên nét đặc thù trên và đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên trong bối cảnh hội nhập hiện nay của Viêt Nam.
Rộsumộ de thốse:
Anthropologie et Clinique des adolescents en difficultộ dans un
pays ộmergent : ộtude du suicide des adolescents au Vietnam
Prộsentộe et soutenue publiquement par CAO VAN Tuan
Directrice de thốse : Professeure Marie Rose MORO
Les tentatives de suicide chez les jeunes deviennent un vộritable problốme de sociộtộ au Vietnam aujourd’hui. Comment comprendre ce phộnomốne? Nous abordons cette question de faỗon pluridisciplinaire et complộmentariste, en apportant l'ộclairage de l'histoire du Vietnam, de sa littộrature et de ses traditions, mais aussi des thộories occidentales (anthropologie, clinique).
Le matộriel recueilli montre une certaine spộcificitộ dans la mise en scốne du suicide par les jeunes, suicides aussi bien individuels que collectifs, ainsi que dans la dộtresse qui s'y manifeste. S'agit-il du besoin d'une affirmation de soi dans une culture oự l'individu a peu de place ? Cela nous semble insuffisant. La recherche de l'harmonie dans les relations prime au Vietnam sur la rộalisation de soi. L'individu s'y emploie. Les situations cliniques tộmoignent d'une impossibilitộ pour les jeunes de concilier deux impộratifs contradictoires auxquels ils sont confrontộs : le respect de la famille et de la piộtộ filiale auxquels ils font rộfộrence dans les entretiens recueillis ou dans les lettres d'adieu, avec la nộcessitộ qui est la leur, de s'adapter au monde moderne prộsentộ par les mộdias, ce qui est leur monde de demain. Monde dont ils participent à sa construction.
|
Thống kê truy cập Truy câp tổng 1.703.947 Truy câp hiện tại 377
|
|