Tìm kiếm
-
-

Bạn đánh giá webssite của bệnh viện như thế nào?
Bệnh viện Tâm thần Huế tổ chức Sinh hoạt khoa học chuyên đề quý II năm 2015.
Ngày cập nhật 24/06/2015

        Chiều ngày 22 tháng 6 năm 2015, Bệnh viện Tâm thần Huế tổ chức Sinh hoạt khoa học định kỳ với chuyên đề "Kỹ năng giao tiếp sớm cho trẻ tự kỷ". Tham dự buổi sinh hoạt là các Bác sĩ, Điều dưỡng, Cử nhân Tâm lý, Giáo viên giáo dục đặc biệt đang tham gia điều trị, chăm sóc, tư vấn cho các trẻ và người nhà có trẻ mắc, nghi ngờ mắc bệnh tự kỷ. Đến tham dự buổi sinh hoạt, các học viên đã được nghe ThS.Bs. Tôn Thất Hưng - Giám đốc bệnh viện Tâm thần Huế - Trưởng khoa Tâm lý lâm sàng trình bày nhiều nội dung cần thiết về kỹ năng giao tiếp sớm cho trẻ tự kỷ.

 

         “Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm Rối loạn phát triển lan tỏa, ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội”. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

          Trẻ bị bệnh vẫn khoẻ mạnh bình thường, nhưng luôn có những hành vi bất thường. Nhiều cha mẹ không chú ý đến sự khác thường của con trẻ hoặc có biết thì lại cho là bình thường, nên hầu hết trẻ khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn. Nếu gia đình ít cho trẻ giao tiếp với bên ngoài thì mức độ tự kỷ của trẻ càng nặng hơn. Những “khuyết tật” ở bệnh tự kỷ được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời, hiện chưa có cách điều trị triệt để. Tình trạng này cần can thiệp càng sớm càng tốt để giúp trẻ cải thiện giao tiếp, hành vi, có khả năng tự lập và hòa nhập cộng đồng.

ThS.Tôn Thất Hưng - Giám đốc Bệnh viện - Trưởng khoa Tâm lý lâm sàng truyền đạt nội dung chuyên đề

          Ngay từ khi trẻ chào đời, thì giao tiếp là một kỷ năng quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển, trẻ giao tiếp qua anh mắt, qua các cử động của tay chân …Nhằm cung cấp những kiến thức hữu ích cho các Cán bộ làm công tác điều trị, chăm sóc cho trẻ bị bệnh tự kỷ ở đơn vị, Bệnh viện Tâm thần Huế đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề “Kỹ năng giao tiếp sớm cho trẻ tự kỷ”

        Đa số trẻ tự kỷ có vấn đề nghiêm trọng trong phát triển giao tiếp và ngôn ngữ, do đó trị liệu về giao tiếp và ngôn ngữ là hết sức quan trọng. Bước đầu tiên khi dạy một trẻ các kỹ năng mới là xây dựng mối quan hệ sao cho trẻ thích thú với chúng ta và sẽ tham gia vào những gì mà chúng ta muốn. Điều quan trọng là chúng ta đừng nản lòng trước thông điệp bằng lời nói hoặc phi ngôn ngữ của trẻ là “hãy để con con một mình”.

       Chương trình can thiệp giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ được thiết kế theo 3 mức độ:

         -  Chương trình huấn luyện mức độ ban đầu về các kỹ năng:   Kỹ năng giao tiếp sớm, kỹ năng chú ý, kỹ năng bắt chước, kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ, kỹ năng thể hiện sớm ngôn ngữ, kỹ năng trước khi đến trường, kỹ năng tự chăm sóc.

         - Chương trình huấn luyện mức độ vừa về kỹ năng: các kỹ năng như trên ở mức độ cao hơn.

         - Chương trình huấn luyện mức độ cao về các kỹ năng như trên và thêm: ngôn ngữ trừu tượng, kỹ năng trường học, kỹ năng xã hội

Các học viên tham dự sinh hoạt chuyên đề tại hội trường Bệnh viện

           Qua buổi tập huấn các học viên đã nắm được một số nội dung cơ bản như:

                Kỹ năng giao tiếp của trẻ qua các lứa tuổi.

                Can thiệp giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ.

                Kỹ năng giao tiếp sớm cho trẻ tự kỷ

                Kỹ năng xây dựng mối quan hệ sao cho trẻ thích thú với chúng ta và tham gia vào những gì mà chúng ta muốn.

       Các triệu chứng của bệnh tự kỷ hầu như phát sinh trước khi trẻ lên 3 tuổi, với các triệu chứng như:

       - Các dấu hiệu của sự suy giảm khả năng hòa nhập xã hội. Không cười với người khác, ít khi nhìn thẳng vào mắt người khác, thích chơi một mình, sống trong một thế giới riêng, không để ý đến bố mẹ, không thích chơi với trẻ khác, sống rất độc lập, tự lấy các đồ vật hoặc biết làm những việc sớm trước tuổi.

       - Các dấu hiệu của sự suy giảm khả năng giao tiếp. Không có phản ứng khi được gọi tên, chậm biết nói, không diễn tả được mình muốn gì, cử chỉ thường không hòa hợp với tiếng nói.

        - Các hành vi lặp lại và bất thường bao gồm:

  + Các hành vi rập khuôn với các vận động không có mục đích như vỗ tay, quay đầu hay đung đưa cơ thể;

   +  Các hành vi đơn điệu, thiếu sự đa dạng và chống lại sự thay đổi.

   + Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm.

    +  Các hành vi tự gây tổn thương như tự đánh mình.

       

Tin bài: Lê Đình Thống

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 1.703.947
Truy câp hiện tại 236