Tìm kiếm
-
-

Bạn đánh giá webssite của bệnh viện như thế nào?
Phòng chống véc-tơ chủ động trong phòng chống sốt xuất huyết
Ngày cập nhật 17/09/2019

1. Công tác tổ chức, sẵn sàng phòng chống dịch

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch hàng năm của các cấp.

- Chuẩn bị sẵn sàng đội chống dịch cơ động gồm: cán bộ điều trị, cán bộ dịch tể, cán bộ xét nghiệm, cán bộ côn trùng được trang bị đủ hóa chất, máy móc, phương tiện.

* Dự trữ tối thiểu tại Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh như sau:

+ 01 máy phun ULV cỡ lớn (đặt trên xe ô tô).

+ 10 máy phun thể tích cực nhỏ (ULV) đeo vai.

+ Hóa chất diệt côn trùng (TTYTDP tỉnh lập dự trù theo nhu cầu hàng năm)

+ 05 bộ dụng cụ giám sát côn trùng (đèn pin, ống nghiệm, vợt, máy hút muỗi, cốc đựng bọ gậy, khay, pipet).

+ 100 bộ trang phục phòng hộ cá nhân dùng cho người đi phun.

* Dự trữ tối thiểu tại Trung tâm Y tế huyện/thị xã/thành phố như sau:

+ 3 máy phun thể tích cực nhỏ (ULV) đeo vai.

+ 2 bộ dụng cụ giám sát côn trùng (đèn pin, ống nghiệm, vợt, máy hút muỗi, cốc đựng bọ gậy, khay, pipet).

+ 50 bộ trang phục phòng hộ cá nhân dành cho người đi phun.

2. Tổ chức diệt loăng quăng/bọ gậy

- Mục đích: làm giảm chỉ số BI < 10

- Tổ chức thực hiện:

+ Tuyên truyền tập huấn cho lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể, mạng lưới y tế, cộng tác viên, giáo viên, học sinh về bệnh SXHD, các hoạt động cụ thể loại trừ nơi sinh sản của vec tơ.

+ Chính quyền các cấp chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương các cấp, các Ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch với sự tham mưu của ngành y tế, tổ chức triển khai chiến dịch diệt bọ gậy (lăng quăng) tại cộng đồng.

+ Thành lập đội xung kích diệt bọ gậy/lăng quăng tuyến thôn/tổ: thành phần gồm trưởng thôn, dân phòng, cộng tác viên, Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, học sinh cấp II... hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo chống dịch cấp xã để triển khai các hoạt động diệt bọ gậy/lăng quăng tại cộng đồng.

+ Hoạt động diệt loăng quăng/bọ gậy cần duy trì hàng tuần tại khu vực có ổ dịch hoạt động và duy trì 2 tuần/lần vào những tháng cao điểm (từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm)

- Nội dung hoạt động

- Điều tra xác định ổ loăng quăng/bọ gậy nguồn tại địa phương và biện pháp thích hợp cho từng chủng loại ổ bọ gậy.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân để phối hợp trong hoạt động quản lý dụng cụ chứa nước, diệt bọ gậy/lăng quăng để giảm nguồn sinh sản vec tơ một cách thường xuyên.

Quản lý dụng cụ chứa nước:

- Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum, bể, vại, cây cảnh…): dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, thả cá…).

- Dụng cụ chứa nước không có ích lợi (lốp xe hỏng, vật dụng gia đình bỏ không…): thu gom và phá hủy.

- Các hốc chứa tự nhiên (hốc cây, kẻ lá, gốc tre nứa…): loại bỏ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi

Loại trừ bọ gậy:

- Úp ngược các vật dụng gia đình (xô, chậu, bát, máng nước gia cầm...). Đậy thật kín các dụng cụ tích trữ nước (chum, vại, phi, bể...) để ngăn không cho muỗi đẻ, hoặc thả cá và các tác nhân sinh học khác.

- Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh...: Dùng dầu hoặc cho muối vào, thay nước 1 lần/tuần, cọ rửa thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng bọ gậy.

- Thu dọn rác, kể cả dụng cụ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa…) để hủy bỏ bằng chôn lấp, đốt.

- Chọc thủng hốc cây, bịt lấp đỉnh cọc rào, dội nước nóng vào thành vại để diệt bọ gậy và trứng khi còn chứa ít nước….

- Dùng hóa chất diệt ấu trùng muỗi, thả Mesocyclops tại các ổ đọng nước như: các hố ga ngăn mùi, bể cảnh, lọ hoa ...

3. Chống muỗi đốt: Làm lưới chắn ở cửa ra vào, cửa sổ, ngủ màn ban ngày, nhất là đối với trẻ nhỏ, mặc quần áo dài nếu có thể.

4. Xua, diệt muỗi:

- Bằng hương muỗi, bình xịt thuốc cầm tay, hun khói bằng đốt vỏ cau, dừa hoặc lá cây. Treo mành tre, rèm tẩm hóa chất ở cửa ra vào, cửa sổ hoặc sử dụng vợt điện...

- Phun chủ động hóa chất diệt muỗi tại những nơi có nguy cơ cao (nhiều năm liên tục có ca bệnh và có chỉ số mật độ muỗi cao ≥ 0,5 con/nhà và chỉ số BI ≥ 20.

Phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng

- Mục đích: Chủ động triển khai phun hóa chất diệt muỗi kết hợp với chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy ngay từ khi có nguy cơ nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát.

- Chỉ định:

+ Nơi có nguy cơ cao xảy ra dịch và

+ Có ca bệnh và có chỉ số mật độ muỗi cao (³ 0,5 con/nhà) hoặc chỉ số bọ gậy cao (BI ³ 20).

- Thời gian triển khai: Số lần phun từ 2 - 3 lần tùy thuộc hiệu quả diệt muỗi, chỉ số mật độ muỗi, tình hình dịch SXHD...

- Phun lần 1: Tùy điều kiện từng tỉnh, bố trí thời gian tổ chức phun hóa chất diệt muỗi phù hợp, thời gian phun 1 đợt tại khu vực địa lý nhất định không quá 10 ngày.

- Phun lần 2: Phun cách lần 1 từ 7 - 10 ngày.

- Phun lần 3: Việc chỉ định phun lần 3 căn cứ vào các chỉ số điều tra véc tơ sau phun lần 2 từ 1 - 2 ngày (chỉ số mật độ muỗi DI > 0,2 con/nhà; chỉ số BI ³ 20). Thời gian phun lần 3 sau phun lần 2 từ 7 - 10 ngày.

 

(Trích trong Hướng dẫn 1523/HD-SYT ngày 16/9/2015)

 

ThS.BSCKI. Võ Đăng Huỳnh Anh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 1.708.898
Truy câp hiện tại 666