Tìm kiếm
-
-

Bạn đánh giá webssite của bệnh viện như thế nào?
Nghiện rượu và các rồi loạn tâm thần do rượu cần lưu ý
Ngày cập nhật 29/05/2019

      Nghiện rượu là một bệnh mãn tính, do nhu cầu uống rượu không được thoả mãn một cách thường xuyên, gây thèm rượu bắt buộc làm ảnh hưởng đến hiệu suất công tác, đến sức khoẻ tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội. Mức độ phổ biến của nghiện rượu ở người lớn là 1-10% dân số.

 

A. Nghiện rượu

1.Định nghĩa về nghiện rượu:
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (1993): Nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình thành thói quen, rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
2.Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu (ICD-10):
- Thèm muốn mãnh liệt không thể ngăn cản và bắt buộc phải uống rượu.
- Giảm hoặc ngừng uống rượu là một việc rất khó khăn.
- Có những chứng cứ về khả năng dung nạp rượu như tăng liều.
- Dần dần sao nhãng những thú vui trước đây vốn ưa thích.
- Vẫn tiếp tục uống rượu, mặc dù biết những hậu quả tai hại của nó.
Chú ý: Chỉ được chẩn đoán nghiện rượu khi có từ 3 triệu chứng trở lên và biểu hiện trong vòng 1 năm trở lại đây.
3. Lâm sàng nghiện rượu : 
Gồm 3 giai đoạn:
     + Giai đoạn 1 ( Giai đoạn suy nhược thần kinh ) :
     Một trong những dấu hiệu sớm nhất của giai đoạn này là say rượu bệnh lý, sự ám ảnh thường xuyên về rượu và sau đó là mất sự kiểm soát về số lượng rượu uống. Triệu chứng đầu tiên của nghiện rượu là mất phản xạ nôn khi uống quá mức, tăng khả năng dung nạp rượu đến mức tối đa cho phép, thay đổi tính nết rõ rệt, có biểu hiện rối loạn trí nhớ và chú ý, Người bệnh trở nên độc ác, hay quấy nhiễu, dễ nổi khùng và đa nghi. Các triệu chứng này xuất hiện trên nền của trạng thái suy nhược thần kinh như: uể oải, đuối sức, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ,,,, làm giảm khả năng lao động và hiệu suất công tác.

     Bệnh nhân luôn luôn thèm rượu và tìm mọi cách để đạt được mục đích của mình. Nhu cầu hàng ngày để thoả mãn trạng thái thèm rượu thường là 400 – 500ml rượu mạnh (35o – 40o cồn) và có thể còn hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các rối loạn cơ thể như: cao huyết áp, viêm gan, viêm tuỵ, viêm dạ dày, viêm thực quản, viêm đại tràng và giai đoạn này thường kéo dài 1 – 6 năm, tuỳ thuộc vào cường độ uống rượu của người bệnh.
     + Giai đoạn 2 (Giai đoạn có hội chứng cai ) :
     Tình trạng sảng rượu ngày càng ra tăng, bệnh nhân không còn đủ nghị lực để đấu tranh với cơn thèm rượu. Các triệu chứng ở giai đọan một tiến triển trầm trọng thêm. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là hội chứng cai xảy ra khi bệnh nhân ngưng uống rượu vài giờ hoặc vài ngày thì xuất hiện ngay các triệu chứng rối loạn tâm thần và thần kinh thực vật đa dạng ( Nếu bệnh nhân được uống một lượng rượu nhỏ thì các triệu chứng này giảm hoặc mất đi nhanh chóng).
     Rối loạn tâm thần: trên nền khí sắc giảm xuất hiện các trạng thái buồn rầu, dễ bực tức, giận dữ, độc ác, đa nghi. Bệnh nhân cảm thấy sợ hãi vô duyên cớ và có các ý tưởng tự buộc tội mình, có thể có ảo thị và ảo thanh thật, giấc ngủ của bệnh nhân không sâu hoặc mất ngủ và có nhiều ác mộng. Bệnh nhân biến đổi nhân cách trầm trọng, lối sống bê tha và thường có hành vi hung bạo.

     Rối loạn thần kinh thực vật: biểu hiện bằng nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút, tăng huyết áp, run đầu chi, khô miệng, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tăng tiết mồ hôi và có thể xuất hiện các cơn co giật kiểu động kinh.

     Khả năng dung nạp rượu tăng đến cực điểm, mỗi ngày bệnh nhân có thể uống với số lượng từ 1500 -2000ml rượu mạnh (35 -40o cồn), hoặc hơn, suốt ngày bệnh nhân trong trạng thái say và giai đoạn này kéo dài từ 3 – 5 năm.

     + Giai đoạn 3 (Giai đoạn bệnh não thực tổn do rượu ):
     Các triệu chứng ở giai đoạn 2 biến đổi từ từ nặng dần lên và xuất hiện thêm các triệu chứng mới như: thèm rượu có khuynh hướng giảm, bệnh nhân bớt lè nhè và ít  quấy nhiễu hơn trước. Khả năng dung nạp rượu rất kém, trạng thái say xảy ra với lượng rượu nhỏ hơn giai đoạn 1 và 2. Trong giai đoạn này bệnh nhân chỉ uống mỗi lần khoảng 150 – 200ml rượu mạnh (35 – 40o cồn) là say và thời gian say kéo dài, hội chứng cai cũng dài hơn trước, những rối loạn thần kinh vận mạch và rối loạn cơ thể cũng nặng nề hơn trước, những rối loạn thần kinh vận mạch và rối loạn cơ thể cũng nặng nề hơn giai đoạn 1 và 2.

     Giai đoạn bệnh não thực tổn do rượu có đặc điểm uống một lượng nhỏ nhưng uống nhiều lần trong ngày. Khi bệnh nhân tiếp tục uống rượu thì khả năng dung nạp rượu càng giảm do các rối loạn chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể ngày càng trầm trọng và nhân cách của bệnh nhân suy đồi, bất chấp sự lên án của gia đình và xã hội, mọi suy nghĩ chỉ tập trung vào rượu. Các rối loạn tâm thần cũng ngày càng sâu sắc như hoang tưởng ghen tuông, chống đối xã hội, hành vi thô bạo và hay nổi khùng. Đôi khi bệnh nhân có rối loạn trầm cảm, trí nhớ và chú ý giảm sút đáng kể, mất dần khả năng học tập và lao động vốn có.
     4. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai rượu theo DSM IV (1994):

      + Ngừng hoặc giảm uống rượu khi đang uống liều cao và kéo dài.
      + Có ít nhất là 2 dấu hiệu dưới đây xảy ra sau tiêu chuẩn A vài giờ đến vài ngày:

       - Tăng hoạt động tự động nhịp tim (nhịp tim > 100 lần/phút, mồ hôi ra rất nhiều).
       - Run tay.
       - Mất ngủ.
       - Buồn nôn hoặc nôn.
       - Ảo thị, ảo thanh và ảo khứu hoặc hoang tưởng.
       - Kích động tâm thần vận động.
       - Có trạng thái lo âu.
       - Có cơn co giật kiểu ĐK cơn lớn.
     + Các triệu chứng ở tiêu chuẩn B gây ra trạng thái nguy kịch hoặc suy giảm các chức năng nghề nghiệp và xã hội.
     + Các triệu chứng này không do một bệnh lí thực tổn và một bệnh rối loạn tâm thần nào khác gây ra

+ Điều trị hội chứng cai rượu:
    - Tíêp nhận bệnh nhân tự nguyện hoặc cưỡng bức theo yêu cầu và điều trị nội trú tại các cơ sở y tế.
    - Cắt hội chứng cai rượu bằng thuốc benzodiazepin .
Có thể dùng một trong các phác đồ sau:
Phác đồ 1: seluxen 10mg × 2 ống/ngày, tiêm bắp sáng, tối; dùng từ 5 – 7 ngày.
Phác đồ 2: rivotril 2mg × 4 viên/ngày, uống sáng 1 – 2 viên, tối 2 viên; dùng 5 – 7 ngày.
Phác đồ 3: lexomil 6mg × 4 viên/ngày, uống sáng 1 -2 viên, tối 2 viên; dùng từ 5 – 7 ngày.

+ Điều trị các rối loạn cơ thể khác :
    - Cần điều trị hợp lí các bệnh cơ thể do rượu như: viêm gan, xơ gan do rượu, viêm dạ dày, cao huyết áp, bệnh tim do rượu…
    - Cần phải sử dụng vitamin nhóm B như: vitamin B1, B6, B12 đặc biệt là vitamin B1 liều cao ngay từ đầu để khắc phục tình trạng thiếu vitamin B1 mạn tính và trầm trọng ở người nghiện rượu.
 

B. Sảng rượu :
     Sảng rượu là một bệnh loạn thần cấp tính do rượu xuất hiện ở những bệnh nhân nghiện rượu mãn tính sau khi ngừng uống rượu. Sảng rượu được coi là một cấp cứu tâm thần, nếu không được điều trị tỉ lệ tử vong là 20% chủ yếu do các bệnh lí cơ thể như viêm phổi, suy thận, suy gan, suy tim,…
    + Biểu hiện lâm sàng:
     Sảng rượu thường xảy ra ở giai đoạn 2 của bệnh nhân nghiện rượu mãn tính, ngừng uống rượu đột ngột từ 1 – 3 ngày. Khoảng 1/3 số trường hợp có hội chứng cai rượu sẽ tiến triển thành sảng rượu. Các triệu chứng của sảng rượu rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu tập trung thành 3 nhóm:
- Mất ngủ hoàn toàn kéo dài trong vài ngày, thậm chí hàng tuần.
- Hội chứng Paranoid trong sảng rượu diễn ra rầm rộ. Bệnh nhân có hoang tưởng bị hại và có ảo thị: nhìn thấy các động vật nhỏ như chim, chuột, rơi, kiến,… hiếm hơn có các ảo thị ghê rợn khiến bệnh lo lắng, sợ hãi. Bệnh nhân cũng có thể có ảo thanh, tiếng nói rất rõ là tiếng nói của người nào đó, nội dung thường là đe doạ, chửi bới.
- Rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau, bệnh nhân có thể có rối loạn định hướng không gian, thời gian và bản thân, tình trạng rối loạn ý thức có thể tăng lên dẫn đến trạng thái ý thức u ám và hôn mê. Rối loạn ý thức trong sảng rượu thường tăng lên về ban đêm hoặc về sáng sớm.
     Ngoài ra còn có các rối loạn thần kinh thực vật như: run, giảm trương lực cơ, tăng phản xạ gân xương, xung huyết da, tăng tiết mồ hôi, tim đập nhanh, huyết áp động mạch dao động, có thể gặp cơn co giật kiểu ĐK và có hành vi tự sát. Các yếu tố bệnh cơ thể cũng biểu hiện rõ rệt như : nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm tụy, viêm túi mật…
    + Điều trị :
     Cần phải điều trị toàn diện cả những triệu chứng rối loạn tâm thần cũng như các bệnh lý cơ thể. Sử dụng seduxen đường tiêm ( tiêm bắp hoặc tiêm  tĩnh mạch chậm), liều dùng seduxen 10mg x 1-3 ống / ngày.
Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng hoang tưởng và ảo giác rầm rộ nên sử dụng thuốc an thần bằng đường tiêm haloperidol 5mg x 1-2 ống/ngày.
Cần phải bù nước điện giải cho bệnh nhân kịp thời và hợp lý bằng ringerlactat, glucoza 5%, natriclorua 0,9%, cần sử dụng vitamin nhóm B liều cao và duy trì hoạt động của tim mạch, đề phòng trụy tim mạch.

Cần thiết chuyển tuyến cao hơn có phương tiện hối sức tích cực.

BsCKI Nguyễn Ngọc Thượt: Sưu tầm và tóm lượt từ nhiều nguồn

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 1.719.053
Truy câp hiện tại 216