Tìm kiếm
-
-

Bạn đánh giá webssite của bệnh viện như thế nào?
Căng trương lực và các biến thể
Ngày cập nhật 15/11/2018

1. Căng trương lực (catatonia) là gì?

Căng trương lực là một hội chứng tâm thần kinh với sự kết hợp của các dấu hiệu tâm thần, vận động, thực vật, và hành vi. Kahlbaum đưa ra khái niệm căng trương lực đầu tiên.

Căng trương lực có thể gặp trong tâm thần phân liệt, rối loạn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, viêm não, hội chứng cận u, bệnh lý tự miễn hiếm gặp, ngấm thuốc chống loạn thần,…

 

2. Các triệu chứng của căng trương lực

- Bất động (Immobility)

- Sững sờ (Stupor)

- Không nói (Mutism)

- Giữ nguyên tư thế (Posturing): Giữ nguyên một tư thế bất thường

- Giữ nguyên dáng (Catalepsy)

- Uốn sáp tạo hình (Waxy flexibility): Người bệnh được “nặn” ở một tư thế và tư thế này được duy trì. Khi di chuyển các chi của bệnh nhân, ta có cảm giác như chúng được làm bằng sáp.

- Nhăn nhó (Grimacing)

- Phủ định (Negativism): Sự đề kháng không rõ động cơ chống lại mệnh lệnh, yêu cầu của người khám.

- Định hình (Stereotypy): Kiểu vận động lặp đi lặp lại không có mục đích.

- Kiểu cách (Mannerism): dường như là hành động có mục đích nhưng xuất hiện một cách kì lạ, thái quá, không phù hợp với hoàn cảnh, ví dụ: chào, vuốt tóc,..

- Hiện tượng lặp lại (Echo phenomena): nhại lời, nhại động tác (echolalia, echopraxia)

- Kích động (agitation): kích động không có mục đích, không bị ảnh hưởng bởi các kích thích từ bên ngoài.

3. Các biến thể

Căng trương lực ác tính (Malignant catatonia- MC): là một rối loạn bao gồm các triệu chứng căng trương lực, sốt, rối loạn thần kinh thực vật và thay đổi trạng thái tâm thần.

Hội chứng an thần kinh ác tính (neuroleptic malignant syndrome- NMS): biểu hiện sốt cao, co cứng cơ nặng, rối loạn thần kinh thực vật, trạng thái ý thức dao động, tăng CPK, tăng men gan, tăng myoglobin máu, myoglobin niệu, suy thận cấp,…

Fink và Taylor đã tranh luận về sự giống nhau về đặc điểm lâm sàng và đáp ứng với điều trị (benzodiazpines và /hoặc ECT) của các biến thể của căng trương lực.

MC và NMS có chung cơ chế sinh lý bệnh ở não. Sự khác nhau về yếu tố khởi phát và yếu tố thúc đẩy dẫn đến sự khác nhau về biểu hiện lâm sàng và quá trình điều trị.

MC khởi phát đột ngột với biểu hiện kích động kèm theo sốt và rối loạn thần kinh thực vật. Điều này dẫn đến một tỉ lệ tử vong đáng kể.

Hội chứng an thần kinh ác tính (neuroleptic malignant syndrome- NMS): có các đặc điểm giống với MC nhưng gây ra bởi thuốc chống loạn thần.

Mối liên hệ giữa MC và NMS là một vấn đề quan trọng trong thực hành lâm sàng.

Một bài báo của Carroll và Taylor về 9 trường hợp NMS và  17 trường hợp MC nhận thấy không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng của MC và NMS. Điều này ủng hộ kết luận NMS là một dạng của căng trương lực.

4. Điều trị

Benzodiazepine (BZD) là thuốc điều trị an toàn và hiệu quả đối với căng trương lực ác tính.

Năm 1952, Arnold và Stepan mô tả trường hợp bệnh trong đó choáng điện (ECT) cũng có hiệu quả điều trị căng trương lực ác tính, tuy nhiên không giảm được tỉ lệ tử vong bởi vì ECT chỉ dùng trong 5 ngày đầu.

5. Báo cáo trường hợp bệnh (Case Report)

Đáp ứng của benzodiazepines và tiến triển lâm sàng trên bệnh nhân Tâm thần phân liệt kèm theo căng trương lực ác tính

Trường hợp bệnh:

Một bệnh nhân nam, 53 tuổi bị tâm thần phân liệt, vào viện vì kích động, nói một mình, co cứng cơ và mất ngủ. Khoảng 3 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân bỏ điều trị vì gia đình có người thân qua đời. Khi vào viện, bệnh nhân có biểu hiện tăng thân nhiệt, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, xét nghiệm kiểm tra nồng độ CPK huyết thanh tăng.

Với những biểu hiện trên, bệnh nhân được nghi ngờ bị hội chứng an thần kinh ác tính và được điều trị bằng Dantrolene 7 ngày nhưng các triệu chứng không cải thiện, mặc dù nồng độ CPK huyết thanh đã trở về bình thường.

Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đại học để thăm khám kĩ hơn và điều trị triệu chứng. Các nguyên nhân gây ra các biểu hiện trên như nhiễm trùng, thuyên tắc phổi đã được loại trừ.

Để điều trị kích động và ảo giác, bệnh nhân được điều trị bằng haloperidol truyền tĩnh mạch, nhưng việc điều trị này lại làm nặng các triệu chứng căng trương lực và triệu chứng loạn thần của bệnh nhân, mặc dù nồng độ CPK huyết thanh vẫn duy trì ở giới hạn bình thường. Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang điều trị bằng Diazepam. Sau khi truyền tĩnh mạch Diazepam, các triệu chứng của bệnh nhân cải thiện nhanh chóng. Cuối cùng bệnh nhân được chuyển sang điều trị bằng lorazepam đường uống.

Kết luận, bệnh nhân được chẩn đoán căng trương lực ác tính kèm theo tâm thần phân liệt và việc điều trị bằng benzodiazepines cực kì hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

1. New Oxford Textbook of Psychiatry- Second Edition, edited by Michael G Gelder, Nancy C Andreasen, Juan J López- Ibor Jr, John R Geddes, published 2009.

2. Response to benzodiazepines and the clinical course in malignant catatonia associated with schizophrenia: A case report, Ohi KKuwata AShimada TYasuyama TNitta YUehara TKawasaki Y, Published online 2017 Apr 21.

3. DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder 5th­ Edition).

 

                                                                                           Lược dịch: ThS.Bs. Bùi Minh Bảo - BS. Trần Thị Trà My

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 1.703.947
Truy câp hiện tại 369