Tìm kiếm
-
-

Bạn đánh giá webssite của bệnh viện như thế nào?
Dự án Hỗ trợ xây dựng mô hình CSSKTTCĐ và PT Tại tỉnh Thừa Thiên Huế (do tổ chức BasicNeeds tài trợ)
Ngày cập nhật 07/04/2014

 Dự án Hỗ trợ xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng và phát triển tại tỉnh Thừa Thiên Huế (do tổ chức BasicNeeds tài trợ)

 

 

I. Tổng quan:

1. Tên dự án:

 “Hỗ trợ xây dựng mô hình Chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng và Phát triển tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 14/01/2011

2. Thời gian triển khai:  01/2011 đến 6/2014

3. Địa bàn triển khai

- Thành phố Huế: Phú Bình, Kim Long, Tây Lộc, Thuận Lộc,Thủy Xuân.

- Hương Thủy: Thủy Phương, Thủy Thanh, Thủy Dương, Thủy Châu, Thủy Phù.

- Phú Vang: Phú Thượng, Phú Hồ, Vinh Thanh, Vinh Thái, Phú Thanh

4. Tổng kinh phí : 454.660 USD

II. Mục tiêu

 

1.  Mục tiêu tổng quát :

 

    Tạo điều kiện và giúp đỡ những người bị bệnh tâm thần hoặc chứng động kinh ở Thừa Thiên Huế  được tái hòa nhập tốt với cộng đồng nơi họ sinh sống.

2. Mục tiêu cụ thể:

            - Nâng cao năng lực, kỹ năng chuyên môn trong điều trị, tư vấn và các dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng cho cán bộ y tế và các ban ngành liên quan.

 

- Xây dựng mô hình điểm về chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng và phát triển phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

- Nâng cao nhận thức về tính hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng kết hợp với các dịch vụ phát triển cộng đồng cho người dân, các cấp chính quyền và các đoàn thể liên quan.

- Quản lý và điều trị có hiệu quả rối loạn lo âu lan tỏa tại 15 phường xã.

III. Kết quả thực hiện:

 

1. Đào tạo nâng cao năng lực

 

1.1. Đối tượng:

 

            - Cán bộ Y tế từ tuyến tỉnh/huyện,thị/xã, phường.

 

            - Cán bộ hội phụ nữ từ tuyến tỉnh/huyện,thị/xã, phường

 

            - Các cộng tác viên dự án: y tế thôn, tổ, hội LHPN, các đoàn thể quần chúng

 

 

 

 

Các thành viên tham dự khóa tập huấn quản lý bệnh nhân RLLÂ tại cộng đồng

 

 

 

 

Tập huấn liệu pháp tâm lý : REBT

 

 

1.2 Phương châm:

 

            - Chú trọng thực hành, cầm tay chỉ việc

 

            - Nội dung phù hợp cho từng đối tượng

 

            - Chú trọng nội dung mới, không trùng lặp với chương trình quốc gia

 

            - Chú trọng đến đội ngũ cộng đồng {Trạm Y tế (TYT) xã}

 

2. Triển khai quản lý, điều trị rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT) tại cộng đồng

 

2.1. Quá trình triển khai sàng lọc, chẩn đoán, điều trị RLLALT tại cộng đồng

 

a/ GIAI ĐOẠN 1  (Bước đầu triển khai tại 6 xã/phường sau mở rộng 15 xã/phường)

   - Xác định các đối tượng nguy cơ tại cộng đồng

   - Sàng lọc bước 1 tại tại cộng đồng qua bảng câu hỏi GAD

   - Sàng lọc bước 2 tại các trạm Y tế các đối tượng nghi ngờ sau sàng lọc bước 1 (BECK)

   - Triển khai các đợt khám lâm sàng bệnh nhân nghi ngờ với sự tham gia của BS chuyên khoa Tâm thần tỉnh, làm bảng bán cấu trúc, hội chẩn và đưa ra chẩn đoán xác định

      - Phân tuyến điều trị:

·       Mức độ nhẹ, trung bình: Điều trị tại Bệnh viện huyện, trạm y tế

·       Mức độ nặng: Chuyển Bệnh viện Tâm thần tỉnh. 

b/ GIAI ĐOẠN 2:

  

   - Được tiến hành sau khi các BS tại các trạm y tế xã, phường đã thành thạo trong việc khám chẩn đoán và việc thực hiện bảng bán cấu trúc trong chẩn đoán xác định bệnh RLLALLT

   

    - BS Trạm Y tế xã phường chủ động chẩn đoán bệnh nhân RLLALT cho y lệnh điều trị đối với các trường hợp nhẹ và trung bình. (thư giãn, tâm lý, thuốc an thần)

 

    - Triển khai các đợt giám sát hỗ trợ hằng tháng của Bác sĩ chuyên khoa tâm thần bệnh viện tỉnh để xem xét lại các bệnh nhân mà TYT đã chẩn đoán trong tháng để có các điều chỉnh và cho thuốc đặc trị (nếu có)

 

- Số liệu hoạt động tính đến tháng 3 năm 2014: 

 

TT

Hoạt động

Đơn vị

Tổng cộng

TP Huế

Hương Thủy

Phú Vang

BV Tâm thần Huế

1

Sàng lọc GAD

1088

956

925

0

2969

2

Sàng lọc BECK

375

362

487

895

2119

3

Khám chẩn đoán

163

120

230

160

673

4

Bệnh nhân RLLA

119

166

175

240

700

5

Bệnh nhân chấp nhận điều trị

119

166

175

240

700

3. Hoạt động truyền thông giáo dục

   - Triển khai các cuộc hội thảo trong chuyên ngành giữa các cán bộ y tế chuyên khoa tâm thần, điều trị đa khoa, truyền thông giáo dục sức khỏe để lựa chon các hình thức truyền thông, phương pháp cũng như các vấn đề trọng tâm trong truyền thông chăm sóc sức khỏe Tâm thần.

   - Các cuộc hội thảo đa ngành với sự tham gia của chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể

   - Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến trước khi sản xuất các tài liệu truyền thông

   - Tổ chức Lễ phát động cấp tỉnh nhân ngày Tâm thần Thế giới 10/10

 

Lễ phát động chiến dịch TT CSSK Tâm thần cộng đồng

            

4. Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Sản xuất và phát sóng thông điệp truyền hình (Tvspot): 86 lần phát trên HTV và TRT

- 1 phim phổ biến kiến thức 4 lần phát  trên TRT tháng 10/2012

- 2 phóng sự  phát sóng trên HTV tháng 10, tháng 12/2012

- 540 lần phát sóng phổ biến kiến thức trên loa phát thanh xã, phường tham gia dự án

5. Sản xuất tài liệu truyền thông

 

- 19 CD phổ biến kiến thức       

- 1 DVD  tổng hợp hoạt động dự án

- Tờ gấp : 14.000 phòng chống RLLALT tại cộng đồng, 5000 về hổ trợ sinh kế, 5000 về vận động chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT) tại cộng đồng

   - Pano : 25

IV.  Những thuận lợi, khó khăn

 

1. Thuận lợi:

 

   -  Có sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và phối hợp hệu quả của các ban ngành đoàn thể đặc biệt là Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh

 

   - Sự ủng hộ của chính quyền địa phương nơi dự án triển khai

 

2. Khó khăn:

 

   - Đây là dự án điểm lần đầu triển khai đối với lĩnh vực CSSKTT, bên cạnh đó còn có sự lồng ghép với hổ trợ sinh kế. Do vậy, chưa có nhiều kinh nghiệm.

 

   - Nhận thức của cộng đồng về Sức khỏe tâm thần chưa cao, hạn chế trong việc tiếp cận, truyền thông giáo dục và cung cấp dịch vụ chăm sóc.

 

   - Việc triển khai can thiệp một đối tượng mới (RLLALT), một phương pháp điều trị mới (Liệu pháp Tâm lý) đòi hỏi nhiều thời gian trong triển khai, trong khi đó thời gian triển khai dự án lại ngắn. 

 

   - Các thành viên trong dự án đều kiêm nhiệm, sự phối hợp đôi lúc chưa đồng bộ.

 V. Ý nghĩa của dự án

  + Nâng cao nhân thức về sức khỏe tâm thần (SKTT) và rối loạn tâm thần (RLTT) trong lãnh đạo các cấp, nhân dân và người bệnh, từ đây, người dân dần dần đã biết bệnh tâm thần không chỉ là “ điên, kinh phong ” mà còn nhiều bao gồm nhiều rối loạn khác rất gần gũi trong cuộc sống là RL lo âu, trầm cảm, mất ngủ…

    +  Việc triển khai mô hình CSSKTT cộng đồng và phát triển tạo điều kiện cho Bệnh viên Tâm thần Huế triển khai các liệu pháp tâm lý tại BV và tại cộng đồng, góp phần đa dạng hóa các phương pháp điều trị, giúp bệnh nhân thuyên giảm nhanh, ổn định lâu dài và ít lệ thuộc vào thuốc.

    + Giúp phát hiện và chữa trị cho các đối tượng có các rối loạn tâm thần nhẹ như RL lo âu, góp phần giảm đau khổ và trả lại sức lao động cho  bệnh nhân và gia đình họ.

    + Việc giúp đỡ bệnh nhân và người nhà làm sinh kế cũng góp phần làm họ an tâm điều trị và tự tin hơn.

 

    + Có các định mức hỗ trợ cho các hoạt động của Dự án (DA). DA có ban điều hành DA ở tỉnh và có các đầu mối từ huyện xuống xã.

 

   Tóm lại, dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng và phát triển” đã giúp đỡ một cách toàn diện hơn cho bệnh nhân tâm thần và người chăm sóc trong cả phương diện phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng.

VI. Kế hoạch trong 6 tháng đến:

    Tiếp tục các hoạt động: Phát hiện và điều trị Rối loạn lo âu lan tỏa tại cộng đồng với liệu pháp tâm lý và Sinh kế cho người bệnh tâm thần và gia đình ở 15 xã, phường của dự án; hoạt động giám sát hỗ trợ của tuyến huyện cho xã và giúp đỡ về mặt chuyên môn của bệnh viện tâm thần Huế khi cần thiết. 

Phòng Kế hoạch tổng hợp  

Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 1.719.053
Truy câp hiện tại 208